Công trình được khẳng định là biểu tượng quyền lực quốc gia, gạch nối truyền thống của trung tâm quyền lực lâu đời trong lịch sử của dân tộc này mới đây đã mở cửa đón tiếp một số đại biểu. Chúng tôi kính gửi đến quý vị và các bạn những hình ảnh đầu tiên bên trong bảo tàng có một không hai này tại Việt Nam.
Để quý vị khán giả có thể hiểu hơn về công trình thế kỷ này, chúng tôi xin giới thiệu thêm, dưới lòng đất của tòa
nhà Quốc hội, cuộc khai quật năm 2008 -2009 do Viện khảo cổ học thực hiện đã phát hiện được 140 di tích cùng hàng chục ngàn di vật khảo cổ của nhiều thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen lên nhau. Đây là phát hiện rất quan trọng, phản ánh sinh động lịch sử phát triển liên tục, lâu dài của trung tâm
Hoàng thành Thăng Long suốt 1.300 năm, từ thời Tiền Thăng Long (thế kỷ 7-10) đến thời kỳ Thăng Long (thế kỷ 11-18).
Để tạo nên sự kết nối hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương dành một phần không gian dưới 2 tầng hầm làm nơi trưng bày giới thiệu những khám phá quan trọng của khảo cổ học tại khu vực xây dựng nhà quốc hội. Năm 2009, Thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện dự án “Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm nhà Quốc hội”.
Bình luận (0)