Đây là số hàng mà doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất theo hợp đồng trước đây từ đối tác Ấn Độ từ trước ngày 31.8.2019 - thời điểm Ấn Độ đưa ra chế độ nhập khẩu mới liên quan mặt hàng nhang. Ước tính hơn 300 container hương nhang thuộc diện này.
Trước đó, tháng 8.2019, Bộ Công thương Ấn Độ đưa ra thông báo thay đổi chế độ nhập khẩu thông thường sang nhập khẩu hạn chế đối với mặt hàng hương nhang. Trong khi 90% giá trị nhập khẩu sản phẩm này của Ấn Độ là của Việt Nam. Theo các doanh nghiệp Việt Nam, việc thay đổi đột ngột chính sách mới của Ấn Độ khiến lượng lớn mặt hàng hương nhang Việt tồn đọng lớn. Đó là chưa tính nguồn nguyên liệu để sản xuất nhang được nhà sản xuất mua trữ để làm cũng đang tồn đọng nhiều. Do là mặt hàng đặc thù, nên số hương nhang này thường được sản xuất theo hợp đồng, được lưu giữ tại kho nhưng cũng không thể nào xuất khẩu sang nước khác hay tiêu thụ trong nước cho hết.
Bộ Công thương nhận định, động thái thay đổi chế độ nhập khẩu của Ấn Độ đã gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất và xuất khẩu hương nhang của Việt Nam, đe dọa sự tồn tại của hơn 100 doanh nghiệp sản xuất hương nhang xuất khẩu và cuộc sống của hơn 2,5 vạn lao động.
Ngoài việc đề nghị phía Ấn Độ cho thông quan các lô hàng đã ký kết trước ngày 31.8, Bộ Công thương Việt Nam cũng đề nghị Ấn Độ tạm ngưng yêu cầu cấp phép đến sau tháng 10 năm nay, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp 3 nước xử lý nguyên liệu và sản phẩm tồn đọng. Ngoài ra, Bộ này cũng lưu ý phía Ấn Độ cân nhắc việc gỡ bỏ chế độ nhập khẩu mới ban hành, để không tiếp tục vi phạm các quy định của WTO cũng như tuân thủ đúng tinh thần của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ.
Bình luận (0)