Vào dịp Tết Đoan Ngọ, người dân Việt Nam, đặc biệt người dân ở miền Nam và miền Tây thường cúng bánh ú, rượu nếp, trái cây, chè.
Bánh ú bào ngư
Bánh ú bào ngư kết hợp với cồi sò điệp, nấm đông cô, tôm khô gói trong gạo nếp, tất cả tạo nên chiếc bánh ú bổ dưỡng vừa đậm vị ngon hải sản vừa thơm mùi lá tre thanh tao. |
Bánh ú bào ngư nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, lại lạ miệng mang hương vị độc đáo. |
Bánh ú lá chít
Lá chít nhìn khá giống là măng tre nhưng thân thì giống cây lau, sậy và còn có tên gọi khác là cây đót. |
Lá chít được nhập về từ miền Trung. Đặc điểm của lá chít là dễ trồng, chịu mưa, chịu hạn tốt, có sức sống khỏe, không cần sử dụng đến các thuốc bảo vệ thực vật nên khi dùng lá chít để gói bánh ú hoàn toàn đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm.
Bánh ú được gói bằng lá chít cũng được để được lâu hơn, mùi bánh thơm hơn và vị ngon hơn lá tre. |
Bánh ú lá chít tạo được cảm giác ngon ngay từ khi mới bóc ra, bóc hết lớp lá chít chiếc bánh có màu vàng hổ phách. Khi ăn, cảm nhận đầu tiên là vị hơi nồng mà thanh mát của lá, cùng vị dẻo của gạo nếp...
Bánh ú thủ công phiên bản thượng hạng
Bánh ú thủ công của nhà hàng Li Bai (Sheraton Saigon) có hương vị đậm đà, lớp vỏ dẻo mềm làm từ nếp được nấu chín cùng đậu phộng và phần nhân bên trong. |
Bánh ú thủ công năm nay có thêm nhân sò điệp, món cao lương mỹ vị đặc trưng trong ẩm thực Quảng Đông với hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Mỗi chiếc bánh ú ở đây khi cầm lên đều chắc tay, sở hữu lớp vỏ nếp mềm dẻo, cùng các nguyên liệu tuyển chọn cho phần nhân.
Lớp vỏ dẻo mềm làm từ nếp được nấu chín cùng đậu phộng, phần nhân bên trong là sự kết hợp hài hòa giữa vị thơm của thịt ba rọi, vị mặn của tôm khô, vị béo của lạp xưởng, vị thanh mát của nấm đông cô, vị bùi của hạt sen và vị béo của trứng muối.
Bánh ú thường được gói thành hình chóp như kim tự tháp, gần giống bánh giò nhưng dài và nhỏ hơn. Người ta chọn những chiếc lá tre, lá chít to bản, rửa sạch. Công đoạn gói bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo và một số mẹo nhỏ.
Ảnh: Đại Phát food, LiBai