1. Mức tiêu thụ caffeine của bạn quá cao
Uống cà phê có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng đừng vì vậy mà uống quá nhiều cà phê. Trên thực tế, tiêu thụ một lượng lớn caffeine có thể làm tăng nồng độ cortisol, sau đó có thể làm tăng tác động của căng thẳng lên cơ thể bạn.
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều caffeine thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân hoặc thay đổi tâm trạng - hoặc thậm chí là các bệnh mạn tính nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh tim mạch và tiểu đường.
Cách khắc phục? Giới hạn bản thân chỉ uống một đến hai tách cà phê mỗi ngày.
2. Theo một chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt
Bạn có bao giờ cảm thấy căng thẳng khi theo một chế độ ăn kiêng hạn chế? Rất có thể mức cortisol của bạn cao hơn bình thường.
Một nghiên cứu năm 2010 tiết lộ rằng việc hạn chế calo làm tăng tổng sản lượng cortisol, cho thấy rằng ăn kiêng quá nghiêm ngặt có thể gây bất lợi cho sức khỏe tâm lý. Nhịn ăn gián đoạn, hoạt động dựa trên chế độ ăn uống nghiêm ngặt và nhịn ăn kéo dài, có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống, khiến bạn trở nên cáu kỉnh hoặc căng thẳng, theo Eat This, Not That!
Tóm lại, nếu bạn đang cố gắng giảm cân, tốt nhất bạn nên bắt đầu bằng cách xem xét chất lượng calo bạn tiêu thụ so với số lượng. Nếu bạn bắt đầu ăn những thực phẩm lành mạnh hơn, rất có thể bạn sẽ ăn ít calo hơn mà không phải hy sinh cảm giác no.
3. Không ăn đủ thực phẩm tốt cho đường ruột
Bạn có biết rằng 95% nguồn cung cấp serotonin của cơ thể, hay còn gọi là hormone "cảm thấy tốt", nằm trong vi khuẩn đường ruột? Tuy nhiên, nếu bạn cung cấp năng lượng cho đường ruột của mình bằng các loại thực phẩm đã qua chế biến nhiều (tức là có nhiều đường và chất béo bão hòa), điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và cuối cùng làm tăng mức độ căng thẳng của bạn - và bạn thậm chí có thể không nhận ra điều đó.
Để tránh điều này, hãy đảm bảo rằng bạn đang ăn nhiều thực phẩm giàu probiotic, bao gồm sữa chua, kombucha, kefir, dưa cải bắp và đậu tương lên men.
Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm có a xít béo omega-3 (như cá hồi…) và vitamin C (như rau lá xanh đậm…) cũng có thể giúp giữ mức cortisol trong tầm kiểm soát.
4. Không vận động đủ hằng ngày
|
Thông thường, chúng ta quên mất việc đứng dậy khỏi bàn làm việc trong ngày làm việc chỉ để vận động cơ thể. Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn mà còn giúp bạn kiểm soát căng thẳng và điều chỉnh mức cortisol.
Theo Harvard T.H. Chan School of Public Health Guide 2020/2021, lên lịch 30 phút tập thể dục vừa phải ba đến bốn ngày một tuần là mức tối thiểu bạn cần để ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe khác nhau.
Tuy nhiên, lý tưởng nhất là bạn nên tham gia một loạt các hoạt động thể chất khác nhau mỗi tuần để hoạt động các cơ khác nhau và giữ cho xương chắc khỏe. Ví dụ: vào thứ 2, bạn có thể đi bộ hoặc chạy bộ 30 phút, vào thứ 2, bạn có thể tập yoga 30 phút và sau đó vào thứ 6, bạn có thể tập HIIT nửa giờ.
5. Không ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ giấc chất lượng mỗi đêm có thể cực kỳ bất lợi cho sức khỏe tổng thể.
Theo Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến vô số vấn đề sức khỏe, bao gồm trầm cảm, bệnh tim và tiểu đường loại 2. Nó cũng có thể cản trở chức năng miễn dịch, gây tăng cân và góp phần làm tăng mức độ căng thẳng.
Nếu bạn không thể ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm, hãy thử hai giấc ngủ ngắn 30 phút để giúp kiểm soát mức độ căng thẳng và bù đắp các tác dụng phụ bất lợi khác của việc thiếu ngủ, theo Eat This, Not That!
Bình luận (0)