Vào tháng 8.2018, bà Nguyễn Thanh Huyền được UBND Q.Cẩm Lệ cấp 5 giấy phép xây dựng 5 nhà ở riêng lẻ. Tuy nhiên, sau đó ngành chức năng phát hiện bà Huyền cho thay đổi hoàn toàn so với giấy phép xây dựng, từ 5 căn nhà riêng lẻ xây thành 34 căn hộ (gồm 1 căn hộ để ở, 33 căn hộ cho thuê).
Đáng chú ý, dù dẫn các quy định từ luật Xây dựng 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP (về hộ kinh doanh sử dụng nhà ở không đúng mục đích, công năng; sử dụng nhà ở riêng lẻ vào hoạt động kinh doanh cho thuê nhà...) buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm..., nhưng ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND Q.Cẩm Lệ, cho rằng “có nhiều nguyên nhân khách quan” và 34 căn hộ “vẫn đảm bảo phù hợp với mỹ quan đô thị” nên không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tháo dỡ công trình”!
Đừng tạo tiền lệ xấu
Trong khi đó, BĐ NVH (TP.HCM) cho rằng việc phá bỏ 34 căn hộ là uổng phí, và đề xuất “người vi phạm phải đóng tiền phạt gấp 10 lần trị giá thị trường mới được công nhận quyền sở hữu”. Đồng tình, BĐ Nguyễn Nguyên Ngọc (TP.HCM) cho rằng phải phạt thật nặng (có thể bằng giá trị công trình) để không ai dám vi phạm.
Xử lý trách nhiệm hàng loạt cán bộ, nhân viên
Ở góc độ xử lý trách nhiệm chính quyền, Chủ tịch UBND Q.Cẩm Lệ giao trưởng phòng nội vụ tham mưu tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch, Phó chủ tịch phụ trách UBND P.Hòa Xuân, thành viên Tổ kiểm tra quy tắc đô thị P.Hòa Xuân (hoàn thành trước tháng 10.2019); đề nghị Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại Q.Cẩm Lệ họp kiểm điểm đối với lãnh đạo, viên chức, người lao động có liên quan...
Nhiều BĐ cho rằng nếu ngay từ đầu những người có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên… thì đã không dẫn đến sự việc như trên. “Rất đáng trách hàng loạt cán bộ, nhân viên thiếu kiểm tra, giám sát... để ngăn chặn cái sai này từ đầu. Phải xử lý nghiêm”, BĐ HoTam (Bình Thuận) viết.
Bình luận (0)