

66 tuổi, mẹ Hồ Thị Dần, trú thôn Khe Xoong, TT.Krông Klang, H.Đakrông (Quảng Trị) mới bước chân vào một hành trình mới. Hành trình đi học chữ.
20 năm gắn bó với các trường học vùng biên giới, cô giáo Bành Ngọc Thủy đã kiên trì dạy hàng nghìn học sinh dân tộc thiểu số biết tiếng Anh, có em trở thành học sinh giỏi quốc gia.
Cán bộ, chiến sĩ Công an Quảng Bình đã và đang ngày đêm thầm lặng đóng góp công sức, xây những ngôi trường khang trang, sạch đẹp ở dọc dài miền biên viễn, nơi có những bản làng heo hút, xa xôi và cách trở.
Là người Rơ Măm đầu tiên trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2021 - 2026, anh A Thái, Trưởng thôn Le (xã Mô Rai, H.Sa Thầy), luôn canh cánh việc giúp dân thoát nghèo, xóa bỏ hủ tục.
.
Cuộc sống người dân vùng biên giới ở Gia Lai dẫu nhiều đổi thay song vẫn còn bao thiếu thốn.
Đến đỉnh đèo Ô Quý Hồ (TX.Sa Pa, Lào Cai), hỏi Thào A Dê thì ai cũng biết, bởi anh như một “huyền thoại” ở vùng núi rừng Tây Bắc này, với nghị lực vươn lên và giúp quê hương thay da đổi thịt từng ngày.
Phát triển bền vững gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vững chắc vùng biên cương là quan điểm xuyên suốt của Tập đoàn công nghiệp cao su VN.
Trong nhiều năm qua, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam không ngừng tiếp tục sứ mệnh xanh hóa bền vững vùng biên với hàng trăm ngàn héc ta cao su bạt ngàn.
Tại vùng biên giới H.Ia H’drai (Kon Tum), nơi Công ty CP cao su Sa Thầy, Công ty TNHH MTV cao su Chư Mom Ray (thuộc VRG), Chi nhánh 716 (Binh đoàn 15) và Công ty Duy Tân trồng cao su, đã và đang tạo nên những ngôi làng mới từ sự di cư của lao động các tỉnh phía bắc vào làm công nhân.
Sau chuyến lội rừng ngoại giao với trưởng bản nước bạn Lào của ông Lương Minh Hồng, người dân bản Mường Piệt và bản Tẩu ở hai bên mốc biên giới trở thành bạn tốt của nhau, mọi hiềm khích được hóa giải.
Với nhiều đóng góp tích cực, anh Hồ A Hơ, 27 tuổi, Phó chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Thuận, H.Hướng Hóa (Quảng Trị), được đồng bào và cấp ủy, chính quyền địa phương tin tưởng.
Lần đầu tiên trong lịch sử cứu nạn hàng hải Việt Nam , một thuyền viên được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) trao giải thưởng Hành động dũng cảm đặc biệt. Anh cùng tập thể tàu SAR 412 đang viết tiếp những câu chuyện cứu nạn như một “người hùng” ở vùng biển đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng).
Cuộc di cư của làng Achoong chỉ dừng lại khi Amế Chín (Tơ Ngôl Chín, 66 tuổi, xã Ch’Ơm, H.Tây Giang, Quảng Nam) hiến hơn 20.000 m 2 đất để định cư, lập làng. Ngót nghét trải qua 20 năm, làng Achoong vẫn sừng sững dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Làng biển Cửa Việt (H.Gio Linh, Quảng Trị) trù phú có một 'ông già gân'. Nay đã 72 tuổi nhưng khi nhớ nghề, ông vẫn lên thuyền đi biển. Ông là Bùi Đình Sành, Tổ trưởng tổ tự quản tàu thuyền, giúp nhau làm ăn trên biển.
Hễ nhận được tin báo có tàu gặp nạn trên biển là ông lập tức cho tàu đến ứng cứu, bỏ luôn chuyến biển mà không đắn đo về phí tổn.