Theo nghiên cứu mới từ Đại học Tulane (Mỹ), chế độ ăn ít carb có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Cắt giảm tinh bột khỏi chế độ ăn có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường |
Shutterstock |
Nghiên cứu liên quan đến những người có lượng đường trong máu dao động từ tiền tiểu đường đến tiểu đường và những người không sử dụng thuốc điều trị tiểu đường.
Nghiên cứu đã so sánh hai nhóm: Một nhóm ăn kiêng ít tinh bột (low-carb) và nhóm ăn bình thường.
Điều quan trọng là chất béo chiếm khoảng một nửa lượng calo ở những người thuộc nhóm low-carb, nhưng chủ yếu là chất béo không bão hòa lành mạnh trong dầu ô liu và các loại hạt, trái bơ, cá béo.
Kết quả cho thấy, sau 6 tháng, nhóm ăn kiêng low-carb có chỉ số đừng huyết HbA1c giảm nhiều hơn so với nhóm ăn chế độ thông thường.
Nhóm ăn kiêng low-carb cũng giảm cân và có mức đường huyết lúc đói thấp hơn.
Điều quan trọng là chất béo chiếm khoảng một nửa lượng calo ở những người thuộc nhóm low-carb, nhưng chủ yếu là chất béo không bão hòa lành mạnh trong dầu ô liu và các loại hạt, trái bơ, cá béo |
Shutterstock |
Thông điệp chính là chế độ ăn ít tinh bột, nếu được duy trì, có thể là cách hiệu quả để ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm, tác giả chính, tiến sĩ Kirsten Dorans, phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng và Y học Nhiệt đới Đại học Tulane, cho biết, theo Hindustan Times.
Các phát hiện của nghiên cứu đặc biệt quan trọng đối với những người bị tiền tiểu đường có mức HbA1c cao hơn bình thường nhưng thấp hơn mức để phân loại là bệnh tiểu đường.
Những người bị tiền tiểu đường có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, đau tim hoặc đột quỵ và thường không dùng thuốc để giảm lượng đường trong máu, do đó chế độ ăn uống lành mạnh trở nên quan trọng hơn.
Trước đây, một nghiên cứu của Đại học London Metropolitan cũng lưu ý rằng mức đường giảm khi thực hiện chế độ ăn ít tinh bột, đặc biệt nếu chỉ ăn 30 gram carbohydrate mỗi ngày, theo Express.
Bình luận (0)