Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tập thể dục bao lâu để giảm cholesterol?

23/12/2023 00:10 GMT+7

'Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe não bộ, hỗ trợ sức khỏe cơ và xương, kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, tập thể dục còn có thể làm giảm mức cholesterol'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Trời lạnh làm đau khớp tái phát, người bệnh nên ăn gì?; Ăn xong, tốt nhất nên uống nước lúc nào?...

Tập thể dục có giúp giảm cholesterol 'xấu'?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe não bộ, hỗ trợ sức khỏe cơ và xương, kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc các bệnh.

Ngoài ra, tập thể dục còn có thể làm giảm mức cholesterol. Bà Kelly Jones, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ, khẳng định: "Tập thể dục là cách giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) một cách hiệu quả".

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tập thể dục bao lâu để giảm cholesterol?- Ảnh 1.

Chạy bộ và đi bộ nhanh là 2 bài tập giúp giảm mức cholesterol xấu

Shutterstock

Bà Natalie Allen, phó giáo sư và là chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học bang Missouri (Mỹ), cho biết: "Theo nghiên cứu, tập thể dục có thể làm giảm cholesterol. Nhưng khi kết hợp tập thể dục với chế độ ăn uống lành mạnh, hiệu quả giảm cholesterol sẽ cao hơn".

Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh không chỉ làm giảm mức cholesterol LDL mà còn làm tăng mức cholesterol HDL (cholesterol tốt). Cholesterol HDL có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Bà Lori Shemek, tiến sĩ và là nhà tư vấn dinh dưỡng tại TP.Dallas, bang Texas (Mỹ), giải thích rằng tập thể dục làm giảm cholesterol LDL bằng cách tăng lượng cholesterol HDL.

Thông thường, chạy bộ và đi bộ nhanh là 2 bài tập giúp giảm mức cholesterol xấu. Tuy nhiên, bà Shemek còn chia sẻ thêm các bài tập sức mạnh như cử tạ, chống đẩy hoặc squats cũng có thể giúp giảm cholesterol. Và bạn nên kết hợp các bài tập trên để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 23.12.

Trời lạnh làm đau khớp tái phát, người bệnh nên ăn gì?

Những ngày cuối năm là khoảng thời gian đầy thử thách đối với những người bị đau khớp, đặc biệt là đau do viêm khớp. Nhiệt độ không khí giảm và thay đổi áp suất khí quyển có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng, khiến người bệnh khớp khó chịu và vận động khó khăn.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp, trong đó phổ biến nhất là viêm khớp. Thậm chí, viêm khớp cũng có rất nhiều loại khác nhau. Vì vậy, tùy từng trường hợp mà cách điều trị, chăm sóc người bệnh sẽ có sự khác biệt.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tập thể dục bao lâu để giảm cholesterol?- Ảnh 2.

Chất chống ô xy hóa curcumin trong nghệ có thể giúp giảm đau khớp do viêm khớp

SHUTTERSTOCK

Tuy nhiên, cơn đau khớp tái phát hoặc nặng hơn khi thời tiết trở lạnh thì một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát cơn đau. Thường xuyên ăn một số món lành mạnh sẽ giúp giảm viêm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Loại thực phẩm đầu tiên cần bổ sung vào chế độ ăn là các món giàu axit béo omega-3. Đây là loại chất béo lành mạnh có đặc tính chống viêm, giúp giảm viêm khớp và tăng cường sức khỏe khớp.

Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi là nguồn cung cấp omega-3 rất tốt. Ngoài ra, các loại thực vật như hạt lanh, hạt chia và quả óc chó cũng rất giàu omega-3, giúp chế độ ăn thêm đa dạng. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 23.12.

Ăn xong, tốt nhất nên uống nước lúc nào?

Theo y học cổ truyền, thời điểm của các hoạt động, kể cả uống nước, là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể và tinh thần thoải mái.

Tùy vào thể trạng và tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi cá nhân, thời điểm tốt nhất để uống nước sau bữa ăn ở mỗi người có thể khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những hướng dẫn chung về thời điểm thích hợp để uống nước sau bữa ăn.

Thời điểm này quan trọng vì tác động sâu rộng đến quá trình tiêu hóa trong cơ thể.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tập thể dục bao lâu để giảm cholesterol?- Ảnh 3.

Nên đợi ít nhất 30 phút đến 1 giờ sau bữa ăn hãy uống nhiều nước

Shutterstock

Y học cổ truyền nhấn mạnh đến chất lượng và số lượng nước uống vào, vì nó hỗ trợ tiêu hóa, giải độc và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Lựa chọn nhiệt độ và thời điểm uống nước có thể giúp cân bằng năng lượng, đảm bảo hỗ trợ thể chất của cơ thể.

Theo y học cổ truyền, bạn nên uống từng ngụm nước ấm trước bữa ăn để chuẩn bị cho hệ tiêu hóa và kích hoạt tiêu hóa. Điều này có thể giúp tiêu hóa tối ưu.

Đặc biệt, y học cổ truyền khuyên nên đợi ít nhất 30 phút đến 1 giờ sau bữa ăn hãy uống nhiều nước. Điều này cho phép quá trình tiêu hóa diễn ra mà không bị ảnh hưởng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.