So với đợt tập trung quân lực gần biên giới Ukraine của Nga hồi đầu năm 2021, cuộc khủng hoảng lần này gây căng thẳng hơn nhiều và đưa các bên đến bờ vực xung đột.
Đợt tập trung quân mới
Khủng hoảng nổi lên từ tháng 11.2021 khi những hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga đang tiến hành một đợt tập trung quân lực mới gần biên giới Ukraine.
Cũng phải kể đến trước đó, vào tháng 10, Ukraine lần đầu tiên sử dụng máy bay chiến đấu không người lái TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất trong cuộc xung đột với lực lượng đòi ly khai tại miền đông, khiến Moscow phản ứng vì cho rằng hành động này gây gia tăng bất ổn tình hình tại miền đông Ukraine, theo Reuters.
Căng thẳng Nga-Ukraine: tháo ngòi nổ ngày 16.2? |
Phương Tây cho rằng Nga hậu thuẫn cho lực lượng đòi ly khai trong khi Moscow phủ nhận việc hỗ trợ quân sự cho lực lượng này.
Ngày 28.11, Ukraine cho rằng Nga đã huy động gần 92.000 binh sĩ cùng xe tăng và các khí tài quân sự khác để chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2.2022. Moscow phủ nhận và 3 ngày sau tố cáo Kiev cũng đang tập trung quân lực.
Ảnh vệ tinh ngày 19.1 cho thấy xe quân sự Nga tại thị trấn Yelnya, gần Ukraine |
Reuters |
Cảnh báo trừng phạt
Ngày 7.12, Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo phương Tây sẽ cấm vận kinh tế nặng nề và các biện pháp khác nếu Nga tấn công Ukraine. Ngày 16.12, đến lượt EU và NATO cảnh báo. Sang ngày hôm sau, Nga đưa ra những yêu cầu cho Mỹ và NATO phải đảm bảo an ninh cho Moscow, gồm việc ngừng các hoạt động quân sự tại Đông Âu và Ukraine, không kết nạp Ukraine và các nước từng thuộc Liên Xô vào NATO, theo AFP.
Ngày 3.1.2022, Tổng thống Biden điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cam kết sẽ phản ứng cương quyết nếu Nga tấn công.
Ngày 10.1, quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ và Nga gặp nhau tại Geneva (Thụy Sĩ) để đối thoại nhưng không mang lại bước đột phá nào.
Ngày 14.1, Ukraine hứng chịu cuộc tấn công mạng lớn, khiến các website chính quyền bị sập.
Ngày 17.1, lực lượng Nga đến Belarus để tham gia cuộc tập trận quy mô lớn nhằm “đập tan sự công kích từ bên ngoài”. Hai ngày sau, Mỹ công bố cấp cho Ukraine gói hỗ trợ an ninh 200 triệu USD. Kế đó, 3 nước vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania cũng nói sẽ gửi tên lửa chống tăng và chống máy bay cho Ukraine phòng vệ.
Tên lửa được phóng trong cuộc tập trận giữa Belarus và Nga tại Belarus |
Reuters |
Ngày 22.1, Anh cho rằng Nga đang tìm cách lập chính quyền thân Nga tại Kiev. Nga gọi đây là tin giả và là bằng chứng cho thấy phương Tây làm leo thang căng thẳng khu vực.
Nguy cơ leo thang
Cùng ngày, Mỹ cho thân nhân của các nhà ngoại giao rời khỏi Ukraine và cảnh báo công dân không đến nước này.
Mỹ dời đại sứ quán khỏi thủ đô Ukraine vì lo Nga mở chiến dịch quân sự |
Ngày 24.1, NATO đặt các lực lượng vào tình trạng sẵn sàng và tăng cường tàu chiến cùng máy bay đến Đông Âu. Một số nước sơ tán nhân viên ngoại giao không thiết yếu khỏi Kiev. Mỹ đặt 8.500 binh sĩ trong tình trạng sẵn sàng.
Ngày hôm sau, Nga khởi động cuộc tập trận gồm 6.000 binh sĩ và khoảng 60 chiến đấu cơ tại miền nam và tại Crimea.
Xe tăng Nga trong cuộc tập trận tại Leningrad |
Reuters |
Ngày 26.1, Mỹ hồi đáp yêu cầu an ninh của Nga, tuyên bố vẫn để ngỏ cánh cửa gia nhập NATO cho Ukraine nhưng cũng nói sẽ đánh giá những lo ngại của Moscow. Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó cho rằng phương Tây chưa giải quyết những lo ngại nền tảng của Nga nhưng Moscow sẵn sàng duy trì đối thoại.
Trung Quốc cho rằng Mỹ nên giải quyết nghiêm túc các lo ngại an ninh chính đáng của Nga. Tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi phương Tây tránh gây hoang mang làm ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế.
Ngày 31.1, Nga và Mỹ khẩu chiến tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về tình hình Ukraine.
Đầu tháng 2, Mỹ điều 3.000 binh sĩ đến Đông Âu. Ngày 6.2, giới chức Mỹ cho rằng Nga đã có đủ 70% quân lực cần thiết cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine.
Binh sĩ Mỹ chuẩn bị lên máy bay đến Đông Âu ngày 3.2 |
Reuters |
Trong thời gian này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Moscow, Kiev và Berlin cho nỗ lực ngoại giao.
Ngày 10.2, Nga và Belarus bắt đầu cuộc tập trận lớn. Hôm sau, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói nguồn tình báo cho thấy Nga có thể tấn công trong vài ngày tới, trước khi Thế vận hội Bắc Kinh kết thúc ngày 20.2. Hàng loạt nước sau đó rút nhân viên ngoại giao và kêu gọi công dân rời khỏi Ukraine.
Hôm 12.2, Tổng thống Biden và Tổng thống Putin điện đàm, theo đó hai bên vẫn giữ nguyên lập trường nhưng cam kết tiếp tục đối thoại.
Nga nói một số đơn vị quân đội gần biên giới Ukraine đã rút về căn cứ |
Ngày 14.2, Nga có vẻ hé mở cánh cửa cho giải pháp ngoại giao và ngày hôm sau cho biết một số lực lượng gần biên giới Ukraine đã quay về căn cứ sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Bình luận (0)