Tập thể dục giúp tăng lợi khuẩn ruột

06/12/2017 16:01 GMT+7

Có lẽ không đáng ngạc nhiên rằng những gì chúng ta ăn ảnh hưởng đến các vi khuẩn sống trong ruột của chúng ta, gọi chung là hệ vi sinh ruột.

Tuy nhiên, theo hai nghiên cứu mới, tập thể dục có cùng hiệu quả như thực phẩm chúng ta ăn, theo Medical News Today.
Trong các thí nghiệm ở cả chuột và con người, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hoạt động thể chất - không phụ thuộc vào khẩu phần ăn - làm thay đổi thành phần của vi sinh đường ruột theo cách làm tăng sản xuất các axit béo ngắn (SCFAs) có lợi cho sức khoẻ.
Theo Jeffrey Woods, giáo sư về Sự vận động và Sức khỏe cộng đồng của Đại học Illinois (Mỹ) và là nhà nghiên cứu chính của cả hai nghiên cứu, đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột có thể được thay đổi thông qua tập thể dục.
Nghiên cứu đầu tiên, nghiên cứu tác động của việc tập thể dục trên hệ vi khuẩn ruột của chuột, đã được đăng tải trên Tạp chí Gut Microbes.
Nhưng liệu phát hiện này có đúng với con người? Đây là những gì nhóm nghiên cứu tìm kiếm để tìm hiểu về nghiên cứu thứ hai của họ.
Nghiên cứu thứ hai được đăng tải trên Tạp chí Khoa học và Y học trong thể thao và tập thể dục bao gồm 32 người trưởng thành, trong đó 18 người gầy và 14 người béo phì.
Những người tham gia đã tham gia vào một chương trình tập thể dục có giám sát, bao gồm 30-60 phút tập thể dục sức chịu đựng, 3 ngày một tuần, tổng cộng là 6 tuần. Một khi chương trình tập thể dục kéo dài 6 tuần ngừng hoạt động, các đối tượng được yêu cầu quay trở lại hoạt động tĩnh tại trong 6 tuần.

tin liên quan

Tập thể dục tốt cho não bộ
Những bài tập thể dục như chạy bộ, đi bộ, bơi lội và đạp xe không chỉ giúp giảm cân mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san NeuroImage.
Các mẫu phân thu được từ mỗi người tham gia trước và sau chương trình tập luyện, và trước và sau thời gian tĩnh tại 6 tuần. Trong suốt thời gian nghiên cứu, các đối tượng tiếp tục với chế độ ăn uống bình thường.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tất cả những người tham gia đều tăng mức SCFA - đặc biệt là butyrate - theo chương trình tập thể dục kéo dài 6 tuần, nhưng các mức này giảm khi các đối tượng trở lại với hành vi tĩnh tại.
Với sự hỗ trợ của các thử nghiệm di truyền, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự gia tăng mức SCFA tương quan với sự thay đổi mức độ vi khuẩn ruột sản sinh SCFA.
Các nhóm đối tượng đã có sự gia tăng lớn nhất trong vi khuẩn ruột sản xuất SCFA sau khi tập thể dục. Điểm mấu chốt là có sự khác biệt rõ ràng về cách vi sinh vật của một người béo phì với phản ứng tập thể dục.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những phát hiện của cả hai nghiên cứu đều cho thấy rằng tập thể dục một mình - không phụ thuộc vào chế độ ăn uống - cũng có thể thay đổi thành phần của vi khuẩn trong ruột.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.