Ông Zelensky hy vọng đạt được gì từ hội nghị thượng đỉnh về Ukraine?

Ông Zelensky hy vọng đạt được gì từ hội nghị thượng đỉnh về Ukraine?

16/06/2024 08:02 GMT+7

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham gia cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại hội nghị thượng đỉnh vào ngày 15-16.6 để tìm cách chấm dứt cuộc xung đột. Vậy ông Zelensky hy vọng đạt được điều gì từ hội nghị thượng đỉnh này và liệu có kết quả khả thi nào không?

Trong hai ngày 15-16.6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ họp cùng các nhà lãnh đạo thế giới trong hội nghị thượng đỉnh về hòa bình được tổ chức tại Thụy Sĩ. Ông hy vọng sẽ tìm ra cách chấm dứt cuộc chiến với Nga - cuộc xung đột đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ 2.

Vậy ai sẽ tham dự và kết quả có thể có của các cuộc đàm phán là gì?

Mục đích của hội nghị

Tổng thống Zelensky sẽ sử dụng sự kiện tại khu nghỉ dưỡng trên đỉnh núi Bürgenstock của Thụy Sĩ để thu hút sự ủng hộ cho cuộc chiến của Ukraine chống lại Nga trong ba lĩnh vực chính.

Đó là: an ninh lương thực, an toàn hạt nhân và trả tự do cho tất cả tù nhân và người bị trục xuất.

Trên chiến trường, cuộc họp diễn ra vào thời điểm khó khăn đối với Ukraine. Quân đội Nga, hiện kiểm soát khoảng 18% lãnh thổ Ukraine, đang tiến về phía đông. Vì lẽ đó, và những khác biệt lập trường cố hữu giữa Nga và Ukraine, hội nghị thượng đỉnh có thể sẽ tránh xa các vấn đề lãnh thổ.

Ông Zelensky hy vọng đạt được gì từ hội nghị thượng đỉnh về Ukraine?- Ảnh 1.

Cảnh sát đứng gác tại Khu nghỉ dưỡng Bürgenstock trong Hội nghị thượng đỉnh về Hòa bình Ukraine ở Stansstad gần Lucerne (Thụy Sĩ), ngày 15.6.2024

REUTERS

Thay vào đó, các nước sẽ tập trung vào các phần trong kế hoạch của nhà lãnh đạo Ukraine với hy vọng hầu hết người tham gia đều chấp nhận, nếu không phải là tất cả.

Ai sẽ tham gia?

Khoảng 90 quốc gia và tổ chức đã xác nhận tham gia các cuộc đàm phán do Bern tổ chức theo yêu cầu của Ukraine. Tuy nhiên, Nhưng Nga không được mời.

Kyiv hy vọng sẽ thực hiện các bước hướng tới việc cô lập Nga bằng cách giành được sự ủng hộ của các quốc gia có quan hệ thân thiện hơn với Moscow.

Ấn Độ, quốc gia đã giúp Nga vượt qua cú sốc trừng phạt kinh tế, dự kiến sẽ cử một phái đoàn đến tham dự. Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, những nước duy trì mối quan hệ thân thiết với Moscow, cũng sẽ có đại diện.

Nhưng khó khăn chính trong mắt Kyiv là Trung Quốc, một đồng minh thân cận của Nga. Bắc Kinh cho biết họ sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh, với lý do là việc tham gia của cả hai bên tham chiến là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ hội nghị hòa bình thực chất nào.

Kết quả nào có thể xảy ra?

Câu hỏi mà nhiều người sẽ đặt ra là liệu hội nghị thượng đỉnh Thụy Sĩ có mang lại bất kỳ tiến triển thực tế nào hướng tới việc chấm dứt chiến sự ở Ukraine hay không.

Tổng thống Biden 'hiểu hậu quả' khi Ukraine tấn công đất Nga, không muốn Thế chiến 3

Thụy Sĩ muốn các cuộc đàm phán mở đường cho một “quy trình hòa bình trong tương lai”, trong đó Nga tham gia. Ukraine đã nói rằng Moscow có thể được mời tham dự một hội nghị thượng đỉnh trong tương lai - theo các điều khoản của Kyiv.

Tổng thống Zelensky đã thừa nhận thách thức trong việc duy trì sự ủng hộ của quốc tế khi cuộc chiến, hiện đã bước sang năm thứ ba, vẫn đang tiếp diễn.

Phản ứng của Nga như thế nào?

Nga đã mô tả ý tưởng về một hội nghị thượng đỉnh mà Nga không được mời là “vô ích”.

Moscow xem “hoạt động quân sự đặc biệt” của mình ở Ukraine như một phần của cuộc đấu tranh rộng hơn đối đầu phương Tây - mà họ cho là muốn khuất phục Nga.

Mặc dù Thụy Sĩ nói rằng Nga phải là một phần của tiến trình hòa bình, nhưng cho biết Moscow không được mời vì họ không quan tâm đến việc tham dự. Theo Bern, các cuộc đàm phán nên “xác định lộ trình” về cách thức đưa Nga và Ukraine vào cuộc trong tương lai.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.