Sau xu hướng 'sang trọng thầm lặng' (quiet luxury), các nhà thiết kế đang nhận thấy rằng người tiêu dùng thời trang dần yêu những thiết kế hài hước. Điều đó mang lại cho họ nhiều cảm xúc thời trang tích cực hơn.
Chia sẻ bài viết
Những phụ kiện hóm hỉnh, lạ mắt thậm chí là hơi kỳ lạ đeo trên những chiếc túi xách tạo nên vẻ ngoài nổi bật mà vẫn hết sức tinh tế, thú vị (nó như một cách hài hước mà vẫn đảm bảo sự sang trọng, độc đáo sang trọng thầm lặng).
Raeesa Brey, chiến lược cấp cao tại công ty dự báo xu hướng WGSN (World's Global Style Network, trang chuyên dự đoán xu hướng thế giới có trụ sở tại Mỹ), cho biết: "Trước những cuộc khủng hoảng toàn cầu đang diễn ra, các nhà tiếp thị đã đưa sự hài hước trở lại vào những chiến dịch nhằm mang lại sự giải tỏa vui vẻ là điều rất cần thiết. Một chút hài hước, kịch tính nhẹ nhàng sẽ giúp thương hiệu thu hút sự chú ý, tăng tính lan truyền và thúc đẩy sự tương tác".
Thực tế thì người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm thời trang chất lượng bậc trung ngày một nhiều vì khả năng kinh tế suy giảm và vì họ mất niềm tin về một thế giới hay thay đổi và không ổn định (sau đại dịch). Cái gọi là "sự suy thoái sự chú ý" - đề cập đến khả năng tập trung vào một sản phẩm mới hoặc thông tin mới về sản phẩm đang ngày một tăng. Điều đó gây nên sự sai lệch trong các tiên liệu, định hướng, chính sách của các nhà chiến lược.
Raeesa Brey nói: "Chúng tôi đã theo dõi sự suy giảm sự chú ý với tư cách là động lực tiếp thị chính kể từ năm 2023 và nhận thấy người tiêu dùng bị kích thích quá mức, bị mất phương hướng bởi các tin tức, sự kiện thế giới quan trọng liên tiếp xảy ra. Những nhà tiếp thị, ngay cả trong lĩnh vực xa xỉ vì thế phải tạo ra các chiến dịch khơi dậy những cảm xúc tích cực...".
Raeesa Brey nói: "Nhu cầu mua sắm này là động lực thúc đẩy những nhà tiếp thị thử các chiến lược vui nhộn và suy nghĩ sáng tạo nhằm mang đến những sản phẩm mới mẻ, trong các chiến dịch thực sự hấp dẫn". Điều đó như là những làn sóng sáng tạo với các thông điệp tràn ngập sự vui vẻ hài hước ở một vẻ ngoài độc đáo tới mức phi lý. Có vẻ như ngành công nghiệp thời trang đang học hỏi không chỉ về nghệ thuật mà còn về giá trị của việc cải thiện tâm lý tích cực khi mua sắm hoặc sử dụng.