Tự động phát
Tổ hợp IRIS-T - bao gồm một xe chỉ huy, một radar, và bệ phóng gắn trên xe tải có khả năng phóng 8 tên lửa - đã được trao cho Ukraine tại gần biên giới Ba Lan-Ukraine trong ngày 11.10.
Việc chuyển giao diễn ra 4 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht bất ngờ đến thăm Ukraine và hứa sẽ chuyển giao IRIS-T "trong vài ngày nữa".
Ngày 10.10, bà Lambrecht cho biết vụ tấn công ồ ạt bằng tên lửa của Nga nhắm vào các mục tiêu hạ tầng năng lượng và quân sự Ukraine cùng ngày đã cho thấy tầm quan trọng của việc "nhanh chóng cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine".
Ukraine lại thúc giục Mỹ cung cấp thêm vũ khí tầm xa, phòng không tiên tiến |
Hôm 11.10, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov ca ngợi việc chuyển giao tổ hợp IRIS-T đánh dấu "kỷ nguyên mới" cho phòng không của nước này. Berlin hứa sẽ chuyển cho Kyiv ít nhất 4 hệ thống IRIS-T với khả năng diệt mục tiêu cách xa 40 km, độ cao 20 km.
Ukraine được cho là đã yêu cầu Đức gửi ít nhất 10 tổ hợp này và đề nghị được giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất Diehl Defense.
Dù đã được phát triển từ thập niên 1990 và trải qua vài lần nâng cấp, phiên bản IRIS-T cung cấp cho Ukraine là rất mới, có lần thử nghiệm cuối cùng vào cuối năm 2021.
Theo Der Spiegel, quân đội Đức vẫn chưa triển khai hệ thống IRIS-T nào và 3 hệ thống còn lại trong cam kết với Ukraine vẫn chưa được sản xuất. Mỗi tổ hợp có giá khoảng 140 triệu euro.
Đức đối mặt với nhiều chỉ trích từ Kyiv vì thái độ chần chừ trong việc cung cấp vũ khí hạng nặng. Tuy nhiên, kho dự trữ vũ khí của Đức hiện đang cạn kiệt.
Hồi tháng 8, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cảnh báo kho vũ khí Đức sẽ "thâm hụt tuyệt đối". Một bài báo hồi cuối tuần trước của Business Insider tiết lộ quân đội Đức chỉ có đủ đạn dược cho 2 ngày chiến tranh.
Quân đội Đức chỉ đủ đạn dùng trong 2 ngày nếu có chiến tranh |
Bình luận (0)