Trong khi đó, quân đội Ukraine lên hạng và nhiều thành viên chủ chốt của NATO mất đi sức mạnh vì các đợt viện trợ khổng lồ dành cho Kyiv. Ukraine xếp vị trí thứ 15, tăng từ hạng 22 trong năm 2022. Tuy nhiên, Đức đã rơi xuống hạng 25.
GFP phân tích sức mạnh quân sự của 145 quốc gia và chấm điểm dựa trên nhiều yếu tố như số lượng vũ khí, vị thế tài chính và khả năng hậu cần. Ví dụ như Nga xếp trên Mỹ về số lượng và sự sẵn sàng của lực lượng xe tăng, pháo tự hành và hỏa tiễn. Còn Washington thì dẫn đầu thế giới ở 9 hạng mục sức mạnh hàng không.
Mỹ đứng đầu danh sách của GFP với số điểm là 0,0712. Chi tiêu quân sự của Mỹ vượt xa tổng ngân sách quốc phòng của 9 nước còn lại trong danh sách 10 quân đội lớn nhất thế giới. Nga vẫn xếp thứ 2 với 0,0714 điểm và Trung Quốc xếp thứ 3 với 0,0722 điểm.
Số điểm của quân đội các nước còn lại trong bảng xếp hạng rất cách biệt so với 3 quốc gia đứng đầu.
Ở vị trí thứ 4, Ấn Độ đạt 0,1025 điểm và Anh xếp thứ 5 với 0,1435 điểm. Anh đã vượt qua Nhật Bản, Hàn Quốc và Pháp, vượt lên vị trí thứ 5 sau khi đứng hạng 8 hồi năm 2022.
Tuy vậy, vị thế quân sự của các thành viên NATO chủ chốt lại giảm. Pháp từ hạng 7 trong bảng xếp hạng 2020-2022 rơi xuống hạng 9 trong năm 2023. Đức trước đây từng nằm trong top 10 hồi năm 2019, chỉ xếp vị trí thứ 25 trong năm 2023 sau cả Thái Lan, Đài Loan và Tây Ban Nha. Canada, một đồng minh NATO, từ hạng 23 rơi xuống hạng 27.
Ukraine leo 7 hạng giữa xung đột với Nga. Điểm hỏa lực của nước này là 0,2516. Báo cáo này nhấn mạnh: "Khi Ukraine tiếp tục phòng vệ trước Nga, nước này đã tăng điểm GFP ở năm hiện tại nhờ phản ứng của mình, hỗ trợ tài chính và vật chất từ phương Tây, cũng như nhiều hạng mục chính được thêm vào, giúp Ukraine tăng hạng trong danh sách"
Theo một nghiên cứu của Viện Kiel về Kinh tế Thế giới, Mỹ và nhiều quốc gia khác đã cung cấp cho Ukraine hơn 170 tỉ USD viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo từ tháng 1.2022 đến tháng 2.2023.
Nghiên cứu tiết lộ mức độ viện trợ phương Tây dành cho Kyiv
Bình luận (0)