Ukraine cho rằng các đảm bảo an ninh mà Moscow, Washington và London cung cấp khi nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân vào năm 1994 là hoàn toàn vô giá trị.
Trong khi các quốc gia Đông Âu cho rằng nên có lộ trình gia nhập cho Kyiv, Mỹ và Đức lại cẩn trọng tránh bất cứ động thái nào có thể đẩy khối quân sự đến gần chiến tranh với Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin xem việc NATO mở rộng hướng về phía biên giới với Nga suốt 2 thập niên qua là lý do chính cho quyết định tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Vậy những bước tiếp theo sẽ là gì?
Tư cách thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải được toàn bộ 31 thành viên đồng thuận.
Vào năm 2008, các lãnh đạo NATO nhất trí rằng Ukraine có thể gia nhập liên minh. Tuy nhiên, Kyiv không nhận được Kế hoạch Hành động Tư cách Thành viên (MAP).
Tổng thống Mỹ George Bush năm 2008 đã nói: "Tôi mạnh mẽ tin rằng Ukraine và Georgia nên nhận được MAP, và không cần đánh đổi gì cả".
Theo quy trình MAP, các ứng viên phải chứng minh họ đáp ứng được các yêu cầu về chính trị, kinh tế và quân sự, và có khả năng đóng góp quân sự cho các hoạt động của NATO.
Từ năm 1999, phần lớn các quốc gia muốn gia nhập NATO đã tham gia quá trình MAP dù đây là thủ tục không bắt buộc.
Phần Lan và Thụy Điển, trước đây từng là các nước trung lập có quan hệ chặt chẽ với NATO, được mời gia nhập liên minh trực tiếp. Hiện chưa rõ con đường gia nhập NATO của Ukraine sẽ ra sao khi ngày càng có nhiều quốc gia như Anh và Đức đề nghị bỏ qua quá trình MAP.
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO sau thời gian dài phản đối
"Hiện các đồng minh đang tích cực thảo luận về vấn đề liệu Ukraine có cần quy trình MAP hay không", ông Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, cho hay.
Quân đội Ukraine đã có nhiều bước tiến đáng kể để đạt chuẩn NATO từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự. Quá trình này đang được tăng tốc khi vũ khí và kho đạn dược thời Liên Xô của Ukraine dần cạn kiệt, đồng thời phương Tây huấn luyện quân đội Ukraine theo tiêu chuẩn của NATO và cung cấp thêm nhiều vũ khí tối tân.
"Họ hiện có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các thiết bị, học thuyết và chiến thuật của NATO. Vì vậy, dù Ukraine có mất bao lâu để gia nhập NATO, hành động của họ chắc chắn sẽ rút ngắn khoảng thời gian đó", Ngoại trưởng Anh James Cleverly nhận định.
Tại sao tư cách thành viên của Ukraine lại nhạy cảm như vậy?
Điều khoản hỗ trợ lẫn nhau là trung tâm của liên minh NATO. Đây là một trong những lý do chính khiến Ukraine không thể tham gia NATO khi đang xung đột với Nga, vì điều này có thể ngay lập tức kéo NATO tham chiến. Điện Kremlin xem sự mở rộng này là bằng chứng về sự thù địch của phương Tây đối với Nga.
Các cường quốc phương Tây phủ nhận điều này và cho rằng NATO hoàn toàn mang tính chất phòng thủ.
Moscow tuyên bố việc Ukraine gia nhập NATO sẽ gây ra nhiều vấn đề trong các năm tới, và cảnh báo sẽ có phản ứng nhằm đảm bảo an ninh Nga.
Lính tiền tuyến hy vọng Ukraine gia nhập NATO
Bình luận (0)