Chiều 21.6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri là ủy viên Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, các vị nhân sĩ, trí thức, chức sắc các tôn giáo, người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc và đại diện giới văn nghệ sĩ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị TP.HCM tiếp tục củng cố y tế cơ sở |
Nhanh chóng tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc
GS-TS-BS Trần Đông A, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2, đề cập các vấn đề người dân quan tâm như giá dịch vụ y tế, xã hội hóa, chuẩn hóa đội ngũ y bác sĩ (BS) tại cơ sở khám chữa bệnh, đấu thầu trong BV… BS Đông A nhìn nhận y tế cơ sở (YTCS) hiện nay vừa thiếu, vừa rất yếu. Ông dẫn chứng chiến lược BS gia đình dẫu đã có từ rất lâu nhưng đến nay vẫn triển khai rất chậm.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với người dân Q.1, TP.HCM trong buổi tiếp xúc cử tri sáng 21.6 |
Nguyên Vũ |
Nhiều cử tri cũng quan tâm tác động của vụ việc hàng loạt cán bộ cấp cao bị bắt tạm giam liên quan đến Công ty Việt Á, tác động đến ngành y vì nhiều BV, cơ sở y tế không dám mua trang thiết bị, thuốc, sinh phẩm xét nghiệm. BS Đông A đề nghị cần bắt tay vào làm ngay các chính sách, trong đó sớm thí điểm mô hình quản lý BV theo phương thức mới đối với các đơn vị tự chủ tài chính, cụ thể, ngoài ban giám đốc thì cần có thêm hội đồng quản lý, các nhà chuyên môn để hạn chế sai sót.
“TP.HCM sẽ định vị lại mô hình quản trị BV, nghiên cứu phát triển các trung tâm chuyên sâu để TP.HCM thành trung tâm chăm sóc sức khỏe, có vị trí trong khu vực. Đồng thời, phát triển mô hình như y học gia đình, chăm sóc sức khỏe tinh thần trong đô thị lớn...”, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, nói.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị TP.HCM phải đảm bảo cung ứng dịch vụ y tế, ổn định giá cả, xử lý bất cập trong đấu thầu, mua sắm thuốc, giải bài toán thiếu thuốc và các vật tư tiêu hao, không để vướng mắc vì thủ tục mua sắm vật tư y tế ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. “Ở tầm quốc gia, Chính phủ sẽ tháo gỡ nhưng TP.HCM cũng cần chỉ đạo cụ thể trước tình trạng bức xúc này”, Chủ tịch nước nói và đề nghị ngành y tế cả nước và TP.HCM cần có tổng kết, đánh giá, đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài, tiếp tục củng cố năng lực YTCS, điều chỉnh mô hình chăm sóc sức khỏe nhân dân, củng cố y tế dự phòng, nguồn nhân lực, mô hình BS gia đình, trạm y tế lưu động…
“Trước mắt phải ngăn chặn sự khủng hoảng trong hệ thống y tế của TP.HCM vì quá nhiều cán bộ bỏ việc, phải có chương trình đào tạo trung hạn kịp thời hơn và quyết tâm với những biện pháp xây dựng y tế bền vững, nhân văn, phục vụ nhân dân”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em
Trước đó, sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng tổ Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) số 2 gồm ông Đỗ Đức Hiển, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của QH và Bí thư Quận ủy Q.1 Trần Kim Yến tiếp xúc cử tri Q.1 sau kỳ họp thứ 3, QH khóa XV.
Đề nghị đẩy nhanh tiến độ chi trả tiền hỗ trợ Covid-19 cho bà con
Sáng 21.6, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Anh Tuấn cùng tổ ĐBQH TP.HCM - đơn vị số 1 tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 3, QH khóa XV tại TP.Thủ Đức (TP.HCM).
Sau khi lắng nghe và tổng hợp ý kiến của cử tri gửi đến hội nghị,
ĐBQH Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: “Những ý kiến, đề xuất của cử tri đã thể hiện tâm huyết và tinh thần xây dựng, chia sẻ với chính quyền TP.Thủ Đức nhằm hướng đến những công việc, mục tiêu chung của TP”.
Chia sẻ về chủ trương chi hỗ trợ cho người mắc Covid-19 cách ly tại nhà, đại biểu Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Chính phủ đã chuẩn bị khoản ngân sách và đã phân bổ về các địa phương để chi trả cho người dân. Tuy nhiên, do còn vướng mắc về những thủ tục khách quan nên tiền chưa kịp đến với bà con. Đề nghị UBND TP.Thủ Đức sớm chỉ đạo Phòng LĐ-TB-XH, các phường, các tổ chức chính trị - xã hội vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ chi trả cho bà con”.
Lê Thanh
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Thị Thu Hà, P.Cô Giang cho biết vừa qua có hiện tượng nhiều trẻ em bị trầm cảm, tự tử, bị xâm hại học đường hoặc trên mạng xã hội (MXH). Về vấn đề này, Chủ tịch
UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay TP đã giao các ngành giáo dục, văn hóa, thông tin truyền thông phối hợp để xây dựng văn hóa học đường, trong đó đánh giá tác động văn hóa mạng đến hình thành nhân cách, tư cách học sinh, giáo dục kỹ năng cho học sinh.
Trao đổi với cử tri, Chủ tịch nước hoan nghênh những góp ý cụ thể, đồng thời vận động xã hội cần lên án hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ những người yếu thế. “Cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị, dòng tộc, gia đình về việc này và kịp thời xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình đang diễn ra ở cả nông thôn và thành thị”, Chủ tịch nước đề nghị. Ông cũng quan tâm đến những mối nguy rình rập trẻ em như MXH, trầm cảm, tai nạn đuối nước và đề nghị cần phải có giải pháp để hạn chế những sự việc đau lòng. Trong đó, ngành giáo dục phải có trách nhiệm rất cao trong việc bảo vệ trẻ em, cả những chuyện lớn và việc rất nhỏ, đó là thái độ ứng xử với thế hệ tương lai đất nước.
Bình luận (0)