Ngày mới với tin tức sức khỏe: Khi nấu ăn, bạn đã chú ý điều này chưa?

18/12/2021 00:14 GMT+7

'Làm nóng dầu ăn quá mức có thể không phải là điều khôn ngoan, chuyên gia cho biết'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Cảnh báo xu hướng bệnh lậu lây qua đường miệng; Chuyên gia hàng đầu về vi rút: Người nhiễm Covid-19 trong 6 tháng được bảo vệ trước Omicron; 4 bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu ở răng...

Sai lầm khi nấu ăn gây hại cho sức khỏe, nhiều người mắc phải

Làm nóng dầu ăn quá mức có thể không phải là điều khôn ngoan, chuyên gia cho biết.

Với tỷ lệ ngày càng tăng của các bệnh tim, tiểu đường và các rối loạn chuyển hóa, mọi người cần phải chọn đúng loại dầu ăn để tránh nguy cơ mắc các bệnh mạn tính ngay từ đầu.

Theo Healthline, các loại dầu tốt nhất để nấu ăn là dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè, dầu đậu phộng, dầu nành.

Mọi người cần phải chọn đúng loại dầu ăn để tránh nguy cơ mắc các bệnh mạn tính ngay từ đầu

Shutterstock

Tuy nhiên, chọn đúng loại dầu vẫn chưa đủ, mà còn cần phải biết cách nấu cho đúng cách.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết khi nào các loại dầu lành mạnh trở nên nguy hiểm, một khi nó được đun nóng vượt quá điểm bốc khói.

Điểm bốc khói của dầu là gì? Dầu khi được đun nóng sẽ không bốc khói ngay lập tức. Tuy nhiên, khi đun dầu quá nóng, dầu bắt đầu bốc khói - được gọi là điểm bốc khói.

Các chuyên gia dinh dưỡng từ lâu đã giải thích rằng dầu nóng vượt quá điểm bốc khói có thể có hại cho sức khỏe và bắt đầu phản tác dụng theo thời gian.

Chuyên gia dinh dưỡng Rinki Kumari, phụ trách về dịnh dưỡng tại Bệnh viện Fortis (Ấn Độ), giải thích như sau: Phần lớn các loại dầu dễ bắt lửa và hoạt động trên bề mặt. Ở nhiệt độ phòng, hầu hết các loại dầu là lipid không bão hòa ở dạng lỏng, nhưng khi được làm nóng, nó sẽ phân hủy dần theo thời gian.

Khi dầu được làm nóng, nhiều chất dinh dưỡng và dưỡng chất thực vật có trong nhiều loại dầu chưa qua chế biến sẽ bị mất đi và giải phóng các gốc tự do khi quá nhiệt, từ đó tạo ra khí độc. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung hữu ích này trên trang sức khỏe ngày 18.12.

Cảnh báo xu hướng bệnh lậu lây qua đường miệng

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, bất kỳ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị mắc bệnh lậu khi quan hệ không an toàn qua đường hậu môn, âm đạo hoặc bằng miệng.

Xu hướng tình dục. Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lậu (Quyết định 5165/QĐ-BYT ngày 9.11.2021); trong đó có nêu: “Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường miệng và đường hậu môn”.

Quan hệ an toàn, sử dụng bao cao su đúng cách là biện pháp giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục

shutterstock

Lý giải về đường lây nhiễm mà hướng dẫn trên nêu, PGS-TS Phạm Thị Lan, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Bệnh viện Da liễu T.Ư, chia sẻ: “Có thể nói, quan hệ tình dục đường miệng và đường hậu môn là xu hướng tình dục ngày càng phổ biến ở giới trẻ hiện nay, đặc biệt ở nhóm nam quan hệ đồng giới”.

Theo TS Phạm Thị Lan, đối với những người có hơn 1 bạn tình, xu hướng tình dục nói trên chính là nguy cơ rất lớn gây mắc các bệnh lây qua đường tình dục, trong đó có bệnh lậu.

Một người khi có vi khuẩn lậu trong miệng, họng, hậu môn có thể không có triệu chứng hoặc chỉ biểu hiện viêm họng hoặc viêm đỏ ở hậu môn như viêm do các nguyên nhân khác, khi có quan hệ đường miệng - sinh dục hoặc sinh dục - hậu môn sẽ vẫn có nguy cơ cao lây bệnh lậu cho bạn tình. Hoặc ngược lại, người mang vi khuẩn lậu ở đường sinh dục, khi quan hệ đường sinh dục - miệng, hoặc đường sinh dục - hậu môn sẽ có nguy cơ lây lậu họng, lậu ở hậu môn cho bạn tình. Triệu chứng bệnh lậu như thế nào? Câu trả lời sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.12.

Chuyên gia hàng đầu về vi rút: Người nhiễm Covid-19 trong 6 tháng được bảo vệ trước Omicron

Những người đã nhiễm Covid-19 trong 6 tháng được 'bảo vệ khá tốt' khỏi Omicron, chuyên gia hàng đầu về vi rút cho biết.

Mặc dù bằng chứng ở Nam Phi cho thấy biến thể Omicron có nguy cơ gây tái nhiễm cao gấp 3 lần so với các biến thể trước đây.

Nhưng một nghiên cứu lớn của Anh cho thấy khả năng bảo vệ trước biến thể Omicron ở người đã nhiễm Covid-19 trong vòng 6 tháng là khá tốt.

Người đã nhiễm Covid-19 trong 6 tháng được bảo vệ trước Omicron

Shutterstock

Giáo sư Tim Spector, nhà dịch tễ học hàng đầu, người điều hành dự án theo dõi triệu chứng Covid-19 của Anh, mang tên ZOE, cho biết chắc chắn có những trường hợp đã nhiễm các biến thể khác từ 6 - 12 tháng trước đây đã tái nhiễm.

Nhưng ở Anh, chúng tôi không thấy nhiều người đã nhiễm bệnh gần đây bị nhiễm biến thể Omicron, vì vậy nếu bạn bị nhiễm Covid-19 trong hơn 6 tháng qua, có thể là bạn đã được bảo vệ khá tốt trước biến thể Omicron. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.