Máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó, hồng cầu bao gồm một hợp chất hóa học sắt nhất định, được gọi là hemoglobin. Chức năng của hemoglobin là mang ô xy từ tim đến tất cả các cơ quan khác của cơ thể.
Khi lượng hemoglobin giảm trong máu, cơ thể trở nên rất yếu do được cung cấp ô xy ít hơn. Nếu hàm lượng hemoglobin quá thấp, tế bào sẽ không hoạt động do thiếu ô xy, dẫn đến tình trạng suy yếu nghiêm trọng trong cơ thể. Do đó, cơ thể cần lượng thực phẩm nhất định có thể giúp tăng hemoglobin, nhất là đối với những người mắc bệnh thiếu máu, bệnh nặng do hàm lượng hemoglobin thấp.
Dưới đây là 10 loại thực phẩm giúp làm tăng chất sắt, theo Boldsky.
Thịt
Việc hấp thụ đủ protein động vật là điều cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của hemoglobin trong cơ thể. Tất cả các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu và gan là những nguồn cung cấp sắt rất cần thiết cho sản xuất hemoglobin. Mặc dù thịt gà được coi là thịt nạc, nhưng nó vẫn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất sắt.
Trái cây
Tất cả trái cây họ cam quýt như chanh và cam, xoài là những nguồn cung cấp vitamin C rất cần thiết cho việc hấp thụ sắt nhanh chóng trong tế bào cơ thể. Dâu tây, táo, dưa hấu, tỏi và lựu cũng chứa nhiều chất sắt có thể làm tăng lượng hemoglobin ngay trong cơ thể của một người.
Hải sản
Các loại hải sản khác nhau làm giàu sắt và các khoáng chất khác rất quan trọng cho sự gia tăng hàm lượng hemoglobin. Vì vậy, tốt nhất nên bổ sung các loại hải sản lành mạnh khác nhau trong chế độ ăn uống thường xuyên của bệnh nhân thiếu máu, để phục hồi nhanh chóng sức khỏe của họ.
Cây họ đậu
Cây họ đậu được biết đến với hàm lượng chất sắt phong phú. Trong đó, các loại đậu phổ biến hiện nay là đậu nành và đậu Hà Lan. Những người ăn chay nên thường xuyên ăn. Đậu nành được sử dụng rộng rãi như là một món ăn chay yêu thích làm cho món ăn ngon và giúp tạo ra hemoglobin rất nhanh.
Hạt nguyên chất
Ngũ cốc nguyên hạt làm cho bữa ăn lành mạnh và nhiều ngũ cốc cũng làm giàu hàm lượng sắt. Gạo, lúa mì, lúa mạch và yến mạch tạo ra những bữa ăn lành mạnh tuyệt vời cho những bệnh nhân thiếu máu, cung cấp cho cơ thể những carbohydrate cần thiết. Đặc biệt, gạo lứt là một nguồn cung cấp sắt tốt cho người dân ở mọi lứa tuổi.
Rau tươi
Rau tươi thường được khuyên dùng để cung cấp sắt và các khoáng chất cũng như các loại vitamin khác nhau. Khoai tây, bông cải xanh, cà chua, bí ngô và củ cải đường thường là các loại rau có thể chữa được sự thiếu hụt sắt trong cơ thể người. Rau chân vịt và một vài loại rau lá xanh khác tạo ra nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời trong các bữa ăn.
Trứng
Trứng có chứa lượng sắt cao và các chất dinh dưỡng khác. Chủ yếu là lòng đỏ trứng, với các khoáng chất và vitamin, mà những người có sức khỏe kém được khuyến khích ăn trứng luộc hoặc trứng chiên mỗi ngày.
Trái cây khô
Các loại trái cây sấy khô, như nho khô, mơ và chà là là những nguồn giàu chất sắt, vitamin và chất xơ. Do đó, những quả này tạo thành một phần của chế độ ăn uống của bệnh nhân thiếu máu để tăng nhanh hemoglobin.
Hạt
Hầu hết các loại hạt được coi là lành mạnh cho cơ thể. Do đó trẻ em nên ăn hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng và óc chó để đáp ứng nhu cầu sắt thường xuyên trong cơ thể.
Sô cô la
Sô cô la là món ăn yêu thích của nhiều người, chủ yếu dành cho trẻ em. Nhưng các bác sĩ khuyên nên ăn sô cô la đen có thể đáp ứng một lượng lớn nhu cầu sắt trong cơ thể người bình thường.
Tất cả các thực phẩm nói trên có thể chữa khỏi thiếu hụt sắt trong cơ thể, tăng hemoglobin trong máu. Vì vậy, hãy bắt đầu dùng các loại thực phẩm này để tăng lượng máu, sức chịu đựng và miễn dịch trong cơ thể.
Bình luận (0)