Chiều 27.7.2021, chương trình
tiêm vắc-xin cho các đối tác tài xế công nghệ Grab đợt 1 tại TP.HCM bắt đầu từ 13h30, ở 5 điểm tiêm tại quận 7. Việc tiêm vắc-xin cho các đối tác tài xế công nghệ được triển khai giúp cả shipper lẫn khách hàng an tâm hơn trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp.
Bác sĩ, Thạc sĩ Bùi Thị Thu Hương - Bác sĩ chuyên khoa II - Giám đốc bệnh viện mắt Việt Nga TP.HCM, người phụ trách 1 trong 5 điểm tiêm tại quận 7 cho các đối tượng là nhân viên nhà thuốc, nhân viên cửa hàng tiện lợi và các tài xế công nghệ… cho hay, lực lượng shipper, tài xế công nghệ là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao. Vì vậy, việc
tiêm chích vắc xin phòng ngừa Covid-19 ở thời điểm này là nên làm và cần triển khai mạnh.
TP.HCM áp dụng
Chỉ thị 16 tăng cường để chống dịch Covid-19 khiến người dân cần đến các shipper nhiều hơn để mua hàng hóa thiết yếu. Các bác tài an toàn khỏe mạnh cũng giúp khách hàng, cộng đồng yên tâm hơn.
Trong đợt 5 tiêm vắc xin Covid-19 ở TP.HCM, điểm tiêm ở Nhà thi đấu đa năng quận 7, chương trình tiêm chủng bắt đầu từ 13 giờ 30 phút đến khoảng 16 giờ. Tuy nhiên, cơn mưa lớn đầu giờ chiều đã ảnh hưởng khá nhiều đến lịch trình của các tài xế. Một số tài xế đến muộn cũng được hẹn sang buổi tiêm sáng hôm sau.
Shipper, tài xế công nghệ tại TP.HCM bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19
|
Tối 27.7.2021, nhiều shipper ra đường sau 18 giờ đã bị lực lượng chức năng phường 9 (quận Phú Nhuận, TP.HCM) lập biên bản xử phạt với mức phạt 2 triệu đồng vì
vi phạm các quy định giãn cách xã hội trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Mặc dù đã hơn 18 giờ ngày 27.7.2021 nhưng một shipper vẫn chở những bịch
rau củ đi giao tới đường Nguyễn Trọng Tuyển. Khi đi qua đường Hoàng Minh Giám, anh bị chốt kiểm tra phòng chống dịch Covid-19 của phường 9 thuộc quận Phú Nhuận ra hiệu lệnh dừng xe.
Mặc dù người này đã đưa thông báo từ ứng dụng và giải thích rằng công ty thông báo người của hãng được phép hoạt động nên mới nhận đơn để chạy. Tuy nhiên, lý do này không được lực lượng chức năng chấp nhận vì anh hoạt động là không đúng với nội dung công văn 2490 của
UBND TP.HCM.
Sau khi được giải thích, anh chấp nhận ký biên bản, lực lượng chức năng cũng thông báo việc nộp phạt theo quy định.
Cũng sau 18 giờ cùng ngày, một shipper là đối tác của
Ahamove bị lực lượng chức năng ra hiệu dừng xe để kiểm tra. Anh cũng đưa thông báo được phép hoạt động từ ứng dụng của hãng để giải thích với lực lượng chức năng. Lý do này không được lực lượng chức năng chấp nhận và ra quyết định lập biên bản lỗi ra đường không có lý do cần thiết. Người này đã bật khóc sau khi biết mức lỗi này là 2 triệu đồng.
Trước đó, trong ngày 26.7.2021, lực lượng chức năng tại chốt cũng đã nhắc nhở nhiều người giao hàng chạy sau 18 giờ. Tuy nhiên, đến ngày thứ hai thì lực lượng chức năng kiên quyết xử phạt chứ không nhắc nhở.
Theo quy định mới đây từ UBND TP.HCM, từ 26.7, TP.HCM yêu cầu người dân không ra đường từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau để phòng chống dịch Covid-19. Các chốt kiểm soát của
quận Phú Nhuận sẽ hoạt động 24/24 để kiểm soát người dân ra đường không lý do. Sau 19 giờ, chỉ có 5 nhóm đối tượng được phép hoạt động, trong đó không có người giao hàng.
Shipper rơi nước mắt vì bị phạt 2 triệu do sau 18 giờ vẫn “nhận đơn”
|
Tại buổi làm việc với
Bộ Công thương chiều 27.7.2021, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan nhanh chóng ở các tỉnh, thành phố. Đại dịch đã tác động, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu…
Do vậy, nhằm tháo gỡ khó khăn cho khâu lưu thông, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Phạm Anh Tuấn đưa ra 4 đề xuất. Cụ thể:
- Thứ hai, đề nghị Bộ Công Thương phối hợp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bưu chính tham gia sâu hơn vào khâu lưu thông, phân phối hàng hóa, nhất là trong việc ưu tiên, tạo “
luồng xanh” cho lưu thông hàng hóa thiết yếu.
- Thứ ba, đề xuất phối hợp cùng hỗ trợ, đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
- Thứ tư, cùng phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền để có những chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, chính xác và kịp thời.
Ra đường sau 18 giờ gặp CSGT, shipper gọi điện... ‘bắt đền’ tổng đài
|
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết trước diễn biến phức tạp của
dịch bệnh Covid-19, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp đảm bảo việc cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu của người dân và đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản.
Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản nhằm tháo gỡ cho khâu lưu thông. Thế nhưng, đến thời điểm hiện nay, tại một số địa phương, việc áp dụng Chỉ thị 16/2020 của
Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa thống nhất, chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, chưa đúng với nội dung tinh thần của chỉ thị.
Đồng thời, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh Bộ Công Thương nhất trí cao với đề xuất duy trì đội ngũ shipper. Tuy nhiên, để duy trì đội ngũ này, cần sự chung tay của các
sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh trong việc thống kê nhân lực giao hàng của từng đơn vị. Từ đó tập trung ưu tiên tiêm vắc xin cho đội ngũ này, đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng chống dịch.
Liên quan đến đề xuất “phối hợp cùng hỗ trợ, đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, việc tăng cường mua - bán hàng trực tuyến là giải pháp hiệu quả nhất trong bối cảnh dịch bệnh, góp phần đảm bảo nguồn cung hàng hóa.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số làm đầu mối, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng làm việc với các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông để thống nhất các phương án cung ứng hàng hóa cho các địa phương vùng dịch, hỗ trợ các hộ nông dân phân phối hàng hóa lên sàn thương mại điện tử. Cùng với đó, phải phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tạo “luồng xanh” để các sàn thương mại điện tử cũng được đưa hàng hóa ngay vào tâm dịch, các địa phương đang triển khai
Chỉ thị 16/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất duy trì đội ngũ shipper trong dịch Covid-19
|
Nhằm thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và siết chặt công tác phòng chống dịch Covid-19, từng ngày 27.7.2021, nhiều phường tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đã áp dụng việc kiểm soát người dân đi chợ, đi làm tại các vườn đào theo phiếu.
Trong tuần, mỗi hộ dân có thể đi chợ 4 lần, luân phiên trong khung giờ nhất định theo ngày được chia trên phiếu. Buổi sáng từ 5 giờ 30 phút đến 6 giờ 30 phút và buổi chiều từ 15 giờ 30 đến 17 giờ.
Trong ngày đầu triển khai, phường Nhật Tân đã huy động nhiều lực lượng kiểm soát tại cách điểm chợ và khu vực áp dụng thẻ đi chợ, đi làm để hướng dẫn người dân thực hiện đúng cách.
Tại cuộc họp với lãnh đạo các quận, huyện sau 4 ngày triển khai Chỉ thị 17/CT-UBND chiều tối nay, 27.7, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng mô hình phát phiếu đi chợ, siêu thị tại quận Tây Hồ là cần thiết để bảo đảm giãn cách, yêu cầu các quận, huyện, thị xã nghiên cứu triển khai ngay. Ngành công thương nghiên cứu ban hành một mẫu phiếu thống nhất áp dụng chung trên toàn thành phố.
Người Hà Nội bắt đầu cầm “phiếu đi chợ” mua sắm để tránh Covid-19
|
Bình luận (0)