Vì sao nỗ lực cô lập Nga và Trung Quốc của Mỹ chưa thành công?

12/08/2022 08:54 GMT+7

Theo nhận định của hãng tin Bloomberg, nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập Nga qua các lệnh cấm vận đã không thành công khi có đến một nửa số quốc gia G20 từ chối tham gia. Nhóm các quốc gia G20 chiến khoảng 85% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu.

Theo một bản tin Bloomberg, giới lãnh đạo của các quốc gia hàng đầu phương Tây đã ngạc nhiên khi các biện pháp trừng phạt Nga đã không nhận được ủng hộ trọn vẹn từ nhóm các nước G20, dù các nước này cũng không giúp Moscow lách lệnh cấm vận.

Các quốc gia G20 không tham gia cô lập Nga gồm Argentina, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Ả Rập Xê Út, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Bloomberg, các nguyên nhân khiến những nước này không ủng hộ cấm vận Nga bao gồm quan hệ thương mại mạnh mẽ, mối quan hệ lịch sử với Moscow, lo ngại Mỹ sẽ không can dự lâu dài, và sự thiếu tin tưởng đối với các cường quốc có quá khứ thực dân.

Bloomberg nhận định vấn đề này khiến các ý tưởng của phương Tây có tác động toàn cầu, như việc áp giá trần cho dầu Nga mà G7 đề xuất, đang gặp nhiều thách thức hơn. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc, lại được khuyến khích để theo đuổi các chương trình nghị sự toàn cầu tương ứng.

Chỉ vài tuần trước khi chiến dịch quân sự ở Ukraine bắt đầu, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố quan hệ hữu nghị "không giới hạn" giữa Nga và Trung Quốc. Sau đó, chi tiêu mua dầu Nga của Trung Quốc đã tăng vọt. Hiện tại, quan hệ Mỹ-Trung Quốc cũng đang ở mức căng thẳng sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi trong tuần này.

Trung Quốc ngưng đối thoại quân sự với Mỹ, tiếp tục tập trận sau khi Chủ tịch Hạ viện Pelosi đến Đài Loan

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất phản đối các lệnh cấm vận áp lên Nga. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã điện đàm với ông Putin hôm 1.7 và thảo luận việc tăng cường phát triển quan hệ thương mại. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt Nga do Mỹ dẫn đầu.

Một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ thì cho rằng việc trừng phạt Nga sẽ gây hại đến lợi ích kinh tế và chính trị của Ankara. Bloomberg cũng cho rằng nỗ lực cô lập Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu cũng vấp phải thất bại tương tự.

Hiện tại, nhiều nước thành viên G20, trong đó có nước chủ nhà Indonesia năm 2022, tiếp tục ký kết các thỏa thuận lớn với các tập đoàn nhà nước Trung Quốc trong khi cán cân thương mại vẫn nghiêng về phía Bắc Kinh.

Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman cho biết gần đây đã có nhiều công ty Trung Quốc kinh doanh ở Neom, siêu dự án hàng đầu của ông. Đại sứ Ả Rập Xê Út tại Mỹ cũng nhấn mạnh Riyadh có thể chọn cả công nghệ Mỹ lẫn Trung Quốc.

Bối cảnh chính sách đối ngoại này đã dẫn đến một cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng. Thủ tướng Đức Olaf Scholz mời Argentina, Indonesia, Ấn Độ và Nam Phi, là các quốc gia không cấm vận Nga, tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 với trọng tâm là Ukraine hồi cuối tháng 6.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thì đến thăm châu Phi hồi tháng 7 và dùng cơ hội này để nhắc lại sự ủng hộ lịch sử của Nga dành cho các phong trào giải phóng châu Phi. Ông cũng khẳng định các lệnh cấm vận Nga đang gây ra tình trạng mất an ninh lương thực.

Trung Quốc cũng có các bước đi giành ảnh hưởng tương tự ở châu Phi. Cách tiếp cận này cũng được Nga và Trung Quốc áp dụng tại châu Áchâu Mỹ Latinh.

Tổng thống Putin: Không thể cô lập Nga khỏi thế giới
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.