Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00

Bản tin Covid-19 ngày 2.1: Cả nước thêm 16.948 ca | Bệnh nhân nhiễm Omicron đầu tiên đã xuất viện

02/01/2022 20:00 GMT+7

Bản tin Covid-19 ngày 2.1 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên. Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới .

Tự động phát

Bản tin Covid-19 ngày 2.1 của Báo Thanh Niên có những tin tức đáng chú ý sau:

Cả nước 16.948 ca Covid-19, 14.420 ca khỏi

Bản tin Bộ Y tế tối 2.1 cho biết tính từ 16h ngày 1.1 đến 16h ngày 2.1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.948 ca nhiễm mới, 14.420 ca khỏi bệnh.

Bản tin cũng thông báo về 221 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay lên 32.831 ca.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00
Ngày 2.1: Cả nước 16.948 ca Covid-19, 14.420 ca khỏi | Hà Nội 2.045 ca | TP.HCM 384 ca

Thông tin về 16.948 ca nhiễm mới như sau:

  • 34 ca nhập cảnh.
  • 16.914 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.092 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 11.948 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (2.045), Hải Phòng (1.804), Vĩnh Long (1.280), Tây Ninh (946), Bình Phước (782), Khánh Hòa (780), Cà Mau (619), Bình Định (576), Hải Dương (545), Bạc Liêu (464), Trà Vinh (452), Bắc Ninh (403), TP.HCM (384), Thừa Thiên-Huế (350), Cần Thơ (293), Lâm Đồng (240), An Giang (235), Hưng Yên (223), Quảng Ninh (219), Đà Nẵng (202), Đắk Lắk (185), Hậu Giang (184), Sóc Trăng (171), Kiên Giang (169), Nghệ An (162), Hà Giang (148), Hòa Bình (147), Gia Lai (146), Bình Dương (145), Quảng Trị (143), Lạng Sơn (141), Đồng Tháp (140), Đồng Nai (139), Quảng Nam (127), Bến Tre (120), Phú Yên (119), Thanh Hóa (117), Tiền Giang (115), Quảng Ngãi (112), Đắk Nông (105), Ninh Bình (99), Nam Định (93), Vĩnh Phúc (92), Bắc Giang (90), Hà Nam (85), Thái Nguyên (80), Bà Rịa - Vũng Tàu (72), Thái Bình (69), Phú Thọ (65), Quảng Bình (55), Kon Tum (54), Long An (51), Sơn La (50), Ninh Thuận (49), Cao Bằng (46), Lào Cai (41), Bắc Kạn (39), Tuyên Quang (24), Bình Thuận (22), Điện Biên (21), Yên Bái (20), Lai Châu (11), Hà Tĩnh (9).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Tháp (-265), Bình Thuận (-189), TP.HCM (-185).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (+1.688), Hải Dương (+545), Hà Nội (+297).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.479 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 20 ca Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.763.040 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.878 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.757.254 ca, trong đó có 1.369.879 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (504.197), Bình Dương (290.921), Đồng Nai (98.060), Tây Ninh (77.002), Hà Nội (49.631).

Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

  • Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 14.420 ca
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.372.696 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.746 ca, trong đó:

  • Thở ô xy qua mặt nạ: 4.771 ca
  • Thở ô xy dòng cao HFNC: 988 ca
  • Thở máy không xâm lấn: 148 ca
  • Thở máy xâm lấn: 815 ca
  • ECMO: 24 ca

Từ 17h30 ngày 1.1 đến 17h30 ngày 2.1 ghi nhận 221 ca tử vong, gồm:

  • Tại TP.HCM (30) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Vĩnh Long (1), Cần Thơ (1).
  • Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (41 ca trong 02 ngày), An Giang (17), Vĩnh Long (16), Đồng Tháp (15), Cần Thơ (15), Tiền Giang (11), Hậu Giang (9), Tây Ninh (8 ), Hà Nội (8 ), Sóc Trăng (7), Bình Dương (7), Kiên Giang (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Khánh Hoà (5), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (3), Cà Mau (3), Nam Định (2), Trà Vinh (2), Nghệ An (1), Đắk Lắk (1), Hà Giang (1), Gia Lai (1), Long An (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 224 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.831 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay là 30.497.557 mẫu tương đương 75.084.610 lượt người, tăng 83.487 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 1.1 có 592.352 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 152.818.575 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.716.536 liều, tiêm mũi 2 là 69.065.759 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 6.036.280 liều.

Bệnh nhân nhiễm Omicron đầu tiên tại Việt Nam đã xuất viện

Cuối giờ sáng 2.1, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 có thông cáo báo chí xác nhận, bệnh nhân nhiễm Covid-19 biến chủng Omicron đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam đã ra viện.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00
Bệnh nhân nhiễm Omicron đầu tiên tại Việt Nam đã xuất viện

Trước đó, ngày 19.12.2021, bệnh nhân đi trên chuyến bay từ Anh về Việt Nam, nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).

Sau nhập cảnh, bệnh nhân được xét nghiệm PCR khẳng định kết quả dương tính với Sar-CoV-2. Ngay sau đó, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 đã tiến hành giải trình tự gien trên mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này, kết quả xác định bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron.

Bệnh nhân được cách ly tại khu cách ly riêng biệt của bệnh viện và được theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt, đảm bảo không lây nhiễm cho cộng đồng và an toàn cho công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108.

Sau 2 tuần theo dõi sức khỏe, bệnh nhân không có triệu chứng bệnh, sinh hoạt bình thường và được xét nghiệm âm tính lần cuối ngày 1.1.2022. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân này đã được chẩn đoán: Covid-19 không triệu chứng, nguy cơ thấp.

Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 xác nhận, ngày 2.1, bệnh nhân đã được ra viện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế. Sau khi bệnh nhân ra viện, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 tiếp tục phối hợp với gia đình theo dõi và quản lý sức khỏe của bệnh nhân tại gia đình và đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Đồng thời, bệnh viện khuyến cáo với người dân nên tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch của Bộ Y tế, thực hiện “5K + tiêm vắc xin Covid-19”, đặc biệt lưu ý đối với nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, có bệnh lý nền…

Từ ngày 4.1, học sinh TP.HCM học trực tiếp như thế nào?

Ngày 2.1.2021, để chuẩn bị cho việc học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường, Sở GD- ĐT TP.HCM đã yêu cầu các trường khi tổ chức dạy học trực tiếp phải đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong hoạt động giáo dục.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00
Từ ngày 4.1, học sinh TP.HCM học trực tiếp như thế nào?

Cụ thể, các trường có thể bố trí lệch ca, lệch giờ, tăng cường giám sát nhằm đảm bảo việc giãn cách trước giờ học, giờ chơi và giờ tan trường. Chú ý việc bố trí sắp xếp thời khóa biểu dạy học trực tiếp nhằm tạo thuận lợi cho phụ huynh học sinh đưa đón con khi đến trường. Các cơ sở giáo dục được chủ động trong sắp xếp thời lượng dạy học trực tiếp nhưng tại cùng một thời điểm, số lượng học sinh không được vượt quá 50% tổng số lượng học sinh của đơn vị.

Đối với trường có tổ chức dạy học cả ngày ở trường (thực hiện bán trú theo quy định an toàn phòng chống dịch), không được tổ chức giờ học trên lớp vượt quá 8 tiết học trực tiếp/ngày. Thời lượng dạy học trực tiếp được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với điều kiện phòng học đồng thời tuân thủ giãn cách theo quy định của ngành y tế. Các cơ sở giáo dục vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong việc phối hợp giữa dạy học trực tiếp và dạy học trên internet.

Về việc tổ chức ôn tập, bổ sung kiến thức và kiểm tra học kỳ 1, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, hướng dẫn các trường thực hiện trực tiếp tại trường từ ngày 4.1 đến 22.1.

Đối với học sinh lớp 6 và các khối lớp khác vì lý do bất khả kháng không thể đến trường tham dự kiểm tra học kỳ trực tiếp trong khoảng thời gian trên sẽ được kiểm tra sau khi quay lại trường học tập trực tiếp để được bổ sung kiến thức, khắc phục các hạn chế do học tập trên internet kéo dài.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng cho biết thêm trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, học sinh khối 6 chưa thể đến trường học trực tiếp, Sở sẽ xin ý kiến của Bộ GD-ĐT để có hướng dẫn thực hiện kiểm tra học kỳ 1 cho các học sinh này.

Hơn 90% người trưởng thành ở Việt Nam đã tiêm 2 mũi vắc xin

Bộ Y tế cho biết trong tổng số 192 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 113 đợt với tổng số khoảng 176,8 triệu liều, còn khoảng 15,2 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00
Hơn 90% người trưởng thành ở Việt Nam đã tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19

Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, tính đến 14 giờ ngày 2.1.2022, Việt Nam đã tiêm được hơn 152,8 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. Trong đó ngày 1.1, cả nước tiêm trên 616.000 liều.

Tính đến ngày 1.1.2022, số liều vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là hơn 139,5 triệu liều, trong đó:

  • Hơn 70 triệu liều mũi 1.
  • Hơn 63,8 triệu liều mũi 2.
  • Hơn 1,2 triệu liều mũi 3 (đối với vắc xin Abdala).
  • Hơn 1,6 triệu liều bổ sung và hơn 2,8 triệu liều nhắc lại.

Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều là 99,5% và tỉ lệ tiêm đủ 2 liều là 90,7% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Theo khu vực, tỉ lệ này lần lượt như sau:

  • Miền Bắc là 96,4% và 88,1%.
  • Miền Trung là 96,5% và 88,6%.
  • Tây Nguyên là 98,1% và 85,2%.
  • Miền Nam là 100% và 92,7%.

Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên như sau:

  • 44/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ trên 95%.
  • 11/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ từ 90-95%.
  • 8/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỉ lệ bao phủ dưới 90% là Nam Định (88,7%), Hưng Yên (87%), Hà Tĩnh (89%), Lai Châu (89,1%), Cao Bằng (89,0%), Quảng Bình (85,7%), Tây Ninh (88,7%) và Cà Mau (88,6%).

Tỉ lệ bao phủ đủ liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên như sau:

  • 31/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ trên 90%.
  • 25/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ đủ 2 liều từ 80 – dưới 90%.
  • 7/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỉ lệ bao phủ đủ 2 liều dưới 80% là Hải Dương (77,1%), Hà Tĩnh (77,1%), Cao Bằng (77,0%), Sơn La (73,0%), Điện Biên (79,1%), Trà Vinh (78,5%) và Bình Dương (78,9%).

Về triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm hơn 12,6 triệu liều, trong đó có hơn 7,6 triệu liều mũi 1 và hơn 5 triệu liều mũi 2. Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều là 85,3% và tỉ lệ bao phủ đủ 2 liều là 55,7% dân số từ 12 -17 tuổi.

Theo khu vực, tỉ lệ này lần lượt như sau:

  • Miền Bắc là 82,1% và 47,5%.
  • Miền Trung là 75,9% và 38,0%.
  • Tây Nguyên là 91,6% và 25,8%.
  • Miền Nam là 91,6% và 76,4%.

22 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này gồm: Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP.HCM, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang.

"Suốt dịch Covid-19, tôi chỉ coi YouTube Báo Thanh Niên"

Anh Đoàn Minh Thông, 31 tuổi, hiện đang làm nghề nhiếp ảnh, chủ một tiệm ảnh cưới trên đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Suốt 5 tháng của đợt dịch Covid-19 thứ tư tại TP.HCM, bản tin Covid-19 trên kênh YouTube Báo Thanh Niên đã trở thành người bạn đồng hành mỗi ngày của anh và nhiều khán giả khắp cả nước.

"Trong 4-5 tháng tình hình dịch bệnh, mình không biết xem kênh nào, niềm tin của mình chỉ đặt vào kênh YouTube Báo Thanh Niên", anh Thông nói.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00
"Suốt dịch Covid-19, tôi chỉ coi YouTube Báo Thanh Niên"

Vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, đội ngũ sản xuất nội dung và kĩ thuật của Truyền hình Báo Thanh Niên đã kiên trì làm việc và liên tục đổi mới hình thức thể hiện để bản tin trở nên sống động, gần gũi và chính xác nhất.

Những gương mặt biên tập viên, phát thanh viên của bản tin đã trở nên quen thuộc với khán giả lúc 20 giờ mỗi ngày. Không chỉ hiện dẫn các tin tức, phóng sự nóng hổi vừa được phóng viên thực hiện trong ngày, phát thanh viên của bản tin Covid-19 trên Báo Thanh Niên còn làm nhiệm vụ kết nối, tương tác và trò chuyện trực tiếp với người xem thông qua công cụ bình luận, khiến cho bản tin luôn duy trì tỉ lệ người xem đạt con số rất cao trong nhiều tháng trời.

Trong công cuộc chuyển đổi số, Báo Thanh Niên với hơn 36 năm phát triển đang cho thấy những tín hiệu tích cực và đúng hướng. Trong đó, kênh YouTube của Báo Thanh Niên đạt 4 triệu lượt đăng ký trong năm 2021, trở thành kênh tin tức số 1 trong hệ thống báo chí chính thống của Việt Nam. Trên các nền tảng video, mạng xã hội khác, Báo Thanh Niên cũng đạt được lượng theo dõi và quan tâm rất lớn.

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng sản phẩm tin tức, chương trình truyền hình, Báo Thanh Niên sẽ thành lập Trung tâm truyền thông số trên cơ sở nâng cấp Ban Truyền hình - bộ phận phụ trách nội dung kênh YouTube và các nền tảng mạng xã hội hiện có nhằm thực hiện mục tiêu trở thành một cơ quan truyền thông đa phương tiện mạnh.

Tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19: những thắc mắc thường gặp

Trước mối lo ngại về Omicron, nhiều quốc gia trên thế giới đang khẩn trương triển khai chương trình tiêm vắc xin tăng cường trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của biến thể. Sau đây là những thắc mắc thường gặp về việc tiêm vắc xin tăng cường.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00
Tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19: những điều cần biết

Tiêm vắc xin tăng cường rồi có nhiễm Covid-19 không?

Có, nhưng khả năng xảy ra ít hơn. Liều tăng cường sẽ giảm nguy cơ bị bệnh nặng khi nhiễm virus, cũng như mang lại sự bảo vệ lâu dài hơn.

Tiêm bao lâu thì có hiệu quả?

Các nghiên cứu cho thấy khả năng bảo vệ rất cao từ 1-2 tuần sau khi tiêm mũi thứ 3. Một thử nghiệm gần đây của Pfizer cho thấy rằng từ 7 ngày trở đi, liều vắc xin tăng cường cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh từ Covid-19. Một nghiên cứu thực tế của Anh cũng trên vắc xin Pfizer cũng chỉ ra rằng từ 2 tuần sau khi tiêm nhắc lại, vắc xin cung cấp khả năng bảo vệ ở mức độ cao.

Tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin tăng cường?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), những tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm mũi 3 là sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, hầu hết các biểu hiện này đều nhẹ hoặc trung bình. Một số người còn gặp các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau cơ và khớp.

Ngoài ra, CDC cho biết có một tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm mũi 3 là nổi hạch dưới nách, theo CNN. Nổi hạch là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng lớp bảo vệ chống lại Covid-19. Vì vậy, không cần lo lắng khi gặp tình trạng này sau tiêm.

Tiêm liều tăng cường có gây tình trạng viêm cơ tiêm không?

Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim là những tác dụng phụ rất hiếm gặp của các loại vắc xin Pfizer Moderna. Bằng chứng từ Israel cho thấy các tình trạng này ít xuất hiện hơn sau khi tiêm mũi tăng cường so với 2 mũi đầu tiên.

Có thể tiêm vắc xin tăng cường khi có các triệu chứng Covid-19 không?

Nếu đang có các biểu hiện của Covid-19, bạn không nên tiêm vắc xin nhắc lại. Trong trường hợp này, hãy xét nghiệm và tự cách ly cho đến khi nhận được kết quả. Nếu có kết quả dương tính, bạn cần đợi 28 ngày kể từ ngày xét nghiệm để tiêm nhắc lại. Nếu có kết quả âm tính và cảm thấy đủ khỏe, bạn có thể đi tiêm vắc xin tăng cường. Trong trường hợp có những triệu chứng như bị ho hoặc cảm lạnh, bạn có thể cân nhắc hoãn tiêm để tránh lây bệnh cho người khác.

Liều tăng cường có khả năng chống lại Omicron không?

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vắc xin tăng cường cung cấp khả năng bảo vệ chống lại Omicron so với 2 liều vắc xin. Nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế Anh (UHSA) cho thấy mũi thứ 3 có hiệu quả 70-75% trong việc ngăn ngừa mắc bệnh do nhiễm Omicron trong thời gian đầu sau khi tiêm chủng.

Liều tăng cường có chống lại Delta không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy mũi thứ 3 giúp tăng cường bảo vệ trước Delta và các biến thể Covid-19 trước đó. Nghiên cứu của UHSA cho thấy mũi thứ 3 tăng mức độ bảo vệ lên đến 93-94%.

Đã tiêm 2 mũi AstraZeneca có thể tiêm liều tăng cường của Pfizer hoặc Moderna không?

Ngay cả khi được tiêm AstraZeneca cho 2 mũi đầu tiên, bạn nên tiêm vắc xin khác như Pfizer hoặc Moderna cho liều tăng cường. Nhiều nghiên cứu cho thấy những loại vắc xin mRNA hoạt động tốt nhất với vai trò mũi tiêm tăng cường, ngay cả khi bạn tiêm loại vắc xin khác trước đó. Ủy ban hỗn hợp về tiêm chủng Anh đã xem xét dữ liệu trước khi đưa ra khuyến nghị này.

Hiệu quả của vắc xin tăng cường?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mũi tiêm tăng cường làm tăng khả năng bảo vệ chống lại bệnh do Covid-19 đáng kể.

Theo UHSA, vắc xin tăng cường tăng mức độ bảo vệ lên 93,1% đối với những người đã được tiêm 2 mũi AstraZeneca trước đó, và 94% đối với Pfizer.

Trong thử nghiệm của Cov-Boost được công bố trên Lancet, tất cả các loại vắc xin tăng cường đều cải thiện khả năng miễn dịch chống lại Covid-19 nhờ gia tăng kháng thể nhắm vào virus.

Ngoài ra, mũi thứ 3 còn gia tăng tế bào T, một loại tế bào bạch cầu có liên quan đến việc chống lại nhiễm virus. Tuy nhiên, mũi tăng cường AstraZeneca sẽ không giúp tăng tế bào T ở những người đã được tiêm vắc xin này cho 2 liều trước đó.

Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 2.1 của Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.