Bản tin Covid-19 ngày 6.3: Cả nước 202.180 ca | Biến thể 'Omicron tàng hình' lây lan nhanh

06/03/2022 20:00 GMT+7

Bản tin Covid-19 ngày 6.3 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên . Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới.

Bản tin Covid-19 ngày 6.3 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:

Công bố 202.180 ca Covid-19, 65.445 ca khỏi

Bản tin Bộ Y tế ngày 6.3.2022 cho biết tính từ 16h ngày 5.3 đến 16h ngày 6.3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 142.136 ca nhiễm mới. Sở Y tế Bắc Giang và Hòa Bình đăng ký bổ sung thêm 60.044 ca. Như vậy, tổng số ca nhiễm mới được công bố trong ngày là 202.180 ca.

Trong ngày có 65.445 ca được công bố khỏi bệnh.

Bản tin cũng thông báo về 87 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay lên 40.813 ca.

Ngày 6.3: Công bố 202.180 ca Covid-19, 65.445 ca khỏi | Hà Nội 29.578 ca | TP.HCM 2.879 ca

Thông tin về 202.180 ca Covid-19 vừa được công bố gồm:

  • 8 ca nhập cảnh.
  • 142.128 ca ghi nhận trong nước (tăng 10.348 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 92.874 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (29.578), Bắc Ninh (8.355), Nghệ An (7.579), Hải Phòng (5.154), Hưng Yên (3.904), Phú Thọ (3.694), Sơn La (3.559), Nam Định (3.459), Bình Dương (3.442), Hải Dương (3.363), Lạng Sơn (3.341), Quảng Ninh (2.959), TP.HCM (2.879), Hòa Bình (2.877), Vĩnh Phúc (2.794), Tuyên Quang (2.741), Bắc Giang (2.697), Thái Nguyên (2.682), Đắk Lắk (2.680), Ninh Bình (2.460), Hà Nam (2.396), Thái Bình (2.270), Hà Giang (2.212), Bình Phước (2.202), Yên Bái (2.178), Quảng Bình (2.133), Điện Biên (2.105), Cao Bằng (2.018), Đà Nẵng (1.972), Lào Cai (1.955), Cà Mau (1.903), Bình Định (1.889), Lai Châu (1.806), Khánh Hòa (1.485), Phú Yên (1.296), Thanh Hóa (1.280), Bắc Kạn (1.150), Bến Tre (1.071), Lâm Đồng (925), Quảng Trị (918), Đắk Nông (884), Hà Tĩnh (821), Bà Rịa - Vũng Tàu (739), Tây Ninh (617), Quảng Ngãi (469), Trà Vinh (456), Bình Thuận (420), Vĩnh Long (403), Quảng Nam (354), Thừa Thiên Huế (328), Kon Tum (305), Bạc Liêu (235), Đồng Nai (212), Long An (137), Kiên Giang (121), Cần Thơ (116), An Giang (51), Đồng Tháp (50), Ninh Thuận (26), Hậu Giang (14), Tiền Giang (9).
  • Ngày 6.3.2022, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 26.349 ca và Sở Y tế Hòa Bình đăng ký bổ sung 33.695 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-1.481), Sơn La (-669), Khánh Hòa (-617).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+4.564), Hải Phòng (+4.556), Bắc Ninh (+1.194).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 117.379 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 4.434.700 ca nhiễm, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 44.893 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 4.427.225 ca, trong đó có 2.678.630 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (550.920), Hà Nội (395.034), Bình Dương (311.860), Bắc Ninh (143.536), Quảng Ninh (125.401).

Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

  • Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 65.445 ca
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.681.447 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.208 ca, trong đó:

  • Thở ô xy qua mặt nạ: 3.315 ca
  • Thở ô xy dòng cao HFNC: 465 ca
  • Thở máy không xâm lấn: 108 ca
  • Thở máy xâm lấn: 312 ca
  • ECMO: 8 ca

Từ 17h30 ngày 5.3 đến 17h30 ngày 6.3 ghi nhận 87 ca tử vong, gồm:

  • TP.HCM (1) từ Ninh Thuận chuyển đến.
  • Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (11), Đắk Lắk (7 ca trong 2 ngày), Đà Nẵng (6), Nghệ An (5), Thái Nguyên (5), Gia Lai (4 ca trong 02 ngày), Bình Thuận (3), Đồng Nai (3), Hải Dương (3), Quảng Bình (3), Quảng Ngãi (3 ca trong 02 ngày), Thanh Hóa (3), Bắc Giang (2), Bắc Ninh (2), Đắk Nông (2), Hà Giang (2), Hà Nam (2), Hải Phòng (2), Lâm Đồng (2), Phú Thọ (2), Phú Yên (2), Trà Vinh (2), An Giang (1), Bình Định (1), Bình Dương (1), Đồng Tháp (1), Hòa Bình (1), Lạng Sơn (1), Nam Định (1), Ninh Bình (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 96 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.813 ca, chiếm tỉ lệ 1% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện là 34.357.405 mẫu tương đương 80.124.769 lượt người.

Trong ngày 5.3 có 284.876 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 197.571.534 liều, trong đó:

  • Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 180.553.036 liều: Mũi 1 là 70.855.922 liều; Mũi 2 là 67.645.331 liều; Mũi 3 là 1.498.712 liều; Mũi bổ sung là 14.213.253 liều; Mũi nhắc lại là 26.339.818 liều.
  • Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.018.498 liều: Mũi 1 là 8.742.674 liều; Mũi 2 là 8.275.824 liều.

Dịch Covid-19 tại Việt Nam đã đến giai đoạn là 'bệnh đặc hữu'?

Hiện nay, các chuyên gia và các quốc gia đang thảo luận và đề xuất coi bệnh Covid-19 là 'bệnh lưu hành'. Về vấn đề này, trong báo cáo công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ngày 5.3.2022, Bộ Y tế cho biết 'bệnh lưu hành' còn được một số chuyên gia gọi là 'bệnh đặc hữu'.

Dịch Covid-19 tại Việt Nam đã đến giai đoạn là 'bệnh lưu hành'?

Đây là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định. Khái niệm này hướng đến tỉ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc quần thể dân số nhất định.

Bộ Y tế cho biết, 'bệnh lưu hành' có 4 tiêu chí cụ thể như sau:

  1. Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh
  2. Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh
  3. Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định.
  4. Tỉ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Trong nước, tuy tỉ lệ bệnh nặng, tử vong do Covid-19 đã giảm nhiều so với giai đoạn trước nhưng số tử vong ghi nhận hàng ngày vẫn ở mức cao trên dưới 100 trường hợp mỗi ngày, cao hơn cả số tử vong cao điểm hàng năm do bệnh Dại hoặc Sốt xuất huyết, Sởi... Đây là những bệnh lưu hành có số tử vong cao hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

Hiện nay, các chuyên gia và các quốc gia đang thảo luận và đề xuất coi bệnh Covid-19 là 'bệnh lưu hành'. Về vấn đề này, Bộ Y tế đã trao đổi với các chuyên gia trong nước, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ nhận định đối với bệnh Covid-19 tại Việt Nam, cụ thể:

Thứ nhất, trong nước, vi rút SARS-CoV-2 đã ghi nhận ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước và số trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2 cũng đã được báo cáo ghi nhận tại tất cả các tỉnh, thành phố. Tuy vậy dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn 'bệnh lưu hành'.

Thứ hai, tỉ lệ mắc bệnh Covid-19 chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, đặc biệt giữa các tỉnh, thành phố đã từng có tỉ lệ mắc cao trước đó và những tỉnh, thành phố mới có sự gia tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Thứ ba, số trường hợp tử vong theo ngày vẫn còn rất cao so với những bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ từ vong hàng đầu trước đây.

Thứ tư, vi rút SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron; kể cả trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ. Ví dụ như biến chủng Omicron đã ghi nhận các biến thể phụ BA.1, BA.2, BA.3 và các biến chủng này có thể né được miễn dịch, gây tái nhiễm; do đó tỉ lệ mắc tại các quần thể cảm nhiễm là rất khó xác định và chưa có tính ổn định.

Như vậy, trong thời gian này, Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh Covid-19 là 'bệnh lưu hành' và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới cũng như các tổ chức quốc tế, quốc gia khác theo dõi tình hình dịch Covid-19 cũng như cập nhật sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2 để có thể tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định coi bệnh Covid-19 là 'bệnh lưu hành' khi thời điểm thích hợp.

Ca mắc Covid-19 nặng tại TP.HCM có xu hướng gia tăng trở lại

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, ngày 5.3.2022, tổng số ca mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố được xác định (theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế) là 3.002 ca và có đến 4.663 ca test nhanh nghi ngờ. Như vậy, ngày 5.3, TP.HCM có hơn 7.665 ca phải cách ly, chăm sóc và điều trị.

Ca mắc Covid-19 nặng tại TP.HCM có xu hướng gia tăng trở lại

Trong số ca xác định, có 2.298 ca sàng lọc tại bệnh viện, 468 ca phát hiện tại cộng đồng do các trung tâm y tế lấy mẫu, 236 ca được lấy mẫu sau khi chuyển vào cơ sở cách ly tập trung quận, huyện và bệnh viện dã chiến.

Thành phố Thủ Đức có số ca mắc Covid-19 mới cao nhất với 486 ca, cao thứ nhì là quận Bình Thạnh với 320 ca, tiếp theo là quận Tân Bình, huyện Củ Chi, quận 10…

Số ca mắc Covid-19 cộng dồn (Bộ Y tế công bố) tại TP.HCM là hơn 546.000 ca.

Số ca mắc gia tăng nên số ca cần nhập viện điều trị cũng gia tăng. Trong ngày 5.3 số ca nhập bệnh viện tầng 2, tầng 3 là 840 ca, nâng tổng số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, 3 lên đến 5.035 ca.

Số trẻ em dưới 16 tuổi đang điều trị giảm xuống còn 311 ca (ngày 4.3 là 335 ca, cộng dồn là hơn 33.200 ca) và số phụ nữ mang thai đang điều trị tăng lên 61 ca, tăng 3 ca so với ngày trước (số cộng dồn là 4.215 ca).

Tính đến hiện tại, số ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung là 738 ca; có 4 ca đang cách ly tại khu cách ly, điều trị của khu chế xuất, khu công nghiệp. Số ca cách ly tại nhà ngày 5.3 tăng lên gần 76.800 ca.

Số ca mắc và nhập viện gia tăng nên số ca nặng cũng tăng. Cụ thể, số ca nặng có hỗ trợ hô hấp là 394 ca và số ca đang thở máy xâm lấn là 63 ca.

Ngày 5.3, TP.HCM có 2 ca mắc Covid-19 tử vong kèm bệnh nền, 1 ca từ tỉnh chuyển lên. Tổng số ca mắc Covid-19 tử vong cộng dồn tại TP.HCM đến nay là hơn 20.400 ca.

Biến thể 'Omicron tàng hình' lây lan nhanh ở nhiều tỉnh thành

Bộ Y tế cho biết ca Covid-19 mới có xu hướng tăng nhanh tại hầu hết tỉnh thành trong tháng qua, số ca tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết số ca mắc Covid-19 trong thời gian gần đây tăng lên chủ yếu do biến thể BA.2 của biến chủng Omicron.

Biến thể 'Omicron tàng hình' lây lan nhanh ở nhiều tỉnh thành

Biến thể BA.2, còn được gọi là "Omicron tàng hình" đang lây lan trên 82 quốc gia, khi mắc BA.1 vẫn có khả năng tái nhiễm BA.2 ở phần lớn những người trẻ tuổi, chưa được tiêm chủng.

Theo báo cáo của thành phố Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện; biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện biến thể Omicron. Biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vắc xin hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.

Tại TP.HCM, biến thể Omicron chiếm tới 76% số mẫu có kết quả giải trình tự gen. Tuy nhiên do tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ chết/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu (ngày 1.2 là 0,9% và ngày 3.3 là 0,1%).

Theo báo cáo của Bộ Y tế tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 ngày 5.3, so với tháng trước, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng trên cả nước tăng 197,9%, số ca tử vong giảm 47,1%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24,5%, số ca nặng, nguy kịch giảm 43,1%. Tỉ lệ tử vong/mắc của 30 ngày qua là 0,2%, giảm so với tháng trước (1%).

Phân bố tỉ lệ nhiễm theo độ tuổi trong tháng 2.2022 so với tháng trước: nhóm 18-49 tuổi chiếm 54,3% (871.083 ca) tăng 2,5 lần so tháng trước; nhóm 50-65 tuổi chiếm 10,8% (173.254 ca) tăng 2,2 lần so với tháng trước; nhóm trên 65 tuổi chiếm 4,5% (72.189 ca) tăng 2 lần so với tháng trước.

Bộ Y tế đề xuất F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly

Ngày 5.3.2022, Bộ Y tế đã xin ý kiến, đề xuất lên Thủ tướng, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc trường hợp F0, F1 đang trong thời gian cách ly đi làm. Cụ thể như sau:

Bộ Y tế đề xuất F0, F1 Covid-19 đi làm trong thời gian cách ly

Đối với trường hợp F0:

F0 không có triệu chứng đang trong thời gian cách ly (7 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và chưa có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính), tự nguyện tham gia làm việc.

Các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí thực hiện các công việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh; hoặc được phép tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh Covid-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện nghiêm 5K.

Đối với những người được bố trí thực hiện các công việc tại các cơ sở điều trị bệnh Covid-19 phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ theo quy định, thường xuyên theo dõi sức khỏe, xét nghiệm SARS-CoV-2; không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với những người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao (gồm người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người trên 50 tuổi).

Trong trường hợp này, F0 được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại.

Trong quá trình di chuyển không được tiếp xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

Đối với trường hợp F1:

Theo đề xuất, những người là F1 nhưng chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 được phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương mình thông qua các hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp.

Trong trường hợp làm việc trực tiếp, cơ sở làm việc phải bố trí, thiết lập khu vực làm việc dành riêng cho các trường hợp là F1, đảm bảo khoảng cách làm việc, không tập trung đông người và thoáng khí để giảm nguy cơ lây nhiễm.

F1 được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển không được tiếp xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

F1 thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hoặc phát hiện kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày thứ 5 kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe để phát hiện sớm và triển khai các biện pháp xử lý y tế đối với trường hợp mắc Covid-19 theo quy định.

Về việc điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với F0 để xác định F1, Bộ Y tế nhận định trong thời gian này vẫn cần xác định những người có tiếp xúc ca bệnh để bảo vệ người có nguy cơ cao, người làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu, đồng thời làm chậm quá trình lây nhiễm để giảm nguy cơ quá tải bệnh viện.

Nghiên cứu: Vì sao có người không bao giờ nhiễm Covid-19?

Các nhà nghiên cứu cho biết việc giải đáp câu đố “Vì sao có người không bao giờ nhiễm Covid-19” sẽ là một bước ngoặt thay đổi đại dịch và có thể kết thúc nó, vì việc xác định các cơ chế ngăn ngừa lây nhiễm có thể giúp phát triển các loại thuốc không chỉ bảo vệ mọi người khỏi mắc bệnh mà còn ngăn họ truyền virus cho người khác.

Vì sao có những người không bao giờ mắc Covid-19?

Một lý do tiềm ẩn là một số người có thể kháng Covid-19 về mặt di truyền. Sức đề kháng như vậy đã được thể hiện ở một số người đối với các bệnh khác, chẳng hạn như sốt rét hoặc HIV.

Nhưng Giáo sư András Spaan tại Đại học Rockefeller ở New York tin rằng những người kháng Covid-19 không có thụ thể - thứ mà virus Covid-19 bấu víu để xâm nhập vào tế bào.

Năm 2021, các nhà nghiên cứu thử nghiệm lây nhiễm Covid-19 cho 34 người tham gia, thậm chí bằng cách nhỏ virus sống vào mũi của họ. Tuy nhiên, 16 người không phát triển thành bệnh, còn một nửa số người tham gia cho nồng độ thấp và hết nhanh.

Theo Giáo sư Christopher Chiu tại Đại học Imperial College London, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, điều này có thể được giải thích là hệ thống miễn dịch của những cá nhân đó nhanh chóng ngăn chặn sự lây nhiễm của virus.

Một nguyên nhân khác có khả năng xảy ra, đó là do cơ thể có thể loại bỏ căn bệnh này trước khi nó hình thành chỗ đứng lâu dài trong cơ thể.

Tiến sĩ Leo Swadling tại Đại học College London đã theo dõi một nhóm bác sĩ thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, nhưng họ chưa bao giờ xét nghiệm dương tính hoặc phát triển kháng thể. Các xét nghiệm máu cho thấy khoảng 15% nhân viên y tế có tế bào T phản ứng chống lại Covid-19.

Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 6.3 của Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.