Tính đến 6 giờ ngày 19.6, có 1.661 ca mắc Covid-19 phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố; trong đó có 1.414 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, 243 trường hợp nhập cảnh, 4 trường hợp phát hiện trong khu cách ly. Tính riêng từ ngày 27.4 (đợt dịch thứ 4) đến nay, TP.HCM ghi nhận 1.346 ca nhiễm trên địa bàn với nhiều chuỗi lây nhiễm. 3 ngày liên tiếp gần đây, các ca nhiễm Covid-19 tại TP.HCM tăng chóng mặt, lên đến 3 con số và có những ca bệnh chưa rõ nguồn lây.
Lời hẹn “đoàn viên” bên chốt phong tỏa chống Covid-19 ở quận Bình Tân
|
Hàng ngàn công nhân là F0, F1, F2
Đáng lưu ý, những ngày qua, dịch Covid-19 “tấn công” vào các công ty, trong đó, có nhiều doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM.
Trong đêm 31.5, một kho hàng của Công ty cổ phần Tiki thuộc
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (xã Bà Điểm, H.Hóc Môn) phải phong tỏa do có ca nhiễm Covid-19 là nhân viên phân phối hàng hóa cho người giao hàng vận chuyển. Nhân viên này được phát hiện nhiễm qua đợt triển khai lấy mẫu rộng tầm soát người dân cư trú tại P.15, Q.Gò Vấp. Đến tối 1.6, địa điểm này đã được gỡ phong tỏa, 150 người thuộc kho hàng trên phải thực hiện cách ly tại nhà theo quy định.
Tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc,
ngày 16.6, cũng phong tỏa một công ty thực phẩm với khoảng 1.000 công nhân do có ca nghi nhiễm liên quan đến
ổ dịch ở xưởng cơ khí H.Hóc Môn.
Công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam tan ca chiều (chụp ngày 9.6)
|
Ngày 9.6,
Công ty TNHH PouYuen Việt Nam với khoảng 65.000 lao động có nữ công nhân mắc Covid-19 (có chồng cũng mắc Covid-19, liên quan
chuỗi lây nhiễm chung cư Ehome3, Q.Bình Tân) làm việc ở phân xưởng may, tầng 1, tòa nhà khu C. Khu vực đường số 6,
khu dân cư Nam Long (P.An Lạc, Q.Bình Tân) là nơi nữ công nhân sinh sống cũng được phong tỏa. Qua truy vết đã đưa đi cách ly tập trung có 141 công nhân là F1. Các công nhân này cư trú ở các quận: 6, 8, 11, H.Bình Chánh và một số tỉnh như Long An, Tiền Giang, Bến Tre… Ngoài ra, có hàng ngàn công nhân phải xét nghiệm Covid-19 và tạm ngưng việc.
Bản tin Covid-19 ngày 20.6: Chỉ thị 10 cùng chiến dịch vắc xin thần tốc
|
Cùng ngày (9.6), lực lượng y tế đã cách ly tại nhà 150 người làm việc tại
Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Việt Nam (khu chế xuất Tân Thuận, Q.7, công ty này có khoảng 7.400 công nhân) vì một nữ công nhân thử việc nghi mắc Covid-19. Nữ công nhân ngụ tại khu Mả Lạng (P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1), thử việc từ ngày 13.5 - 30.5. Ngày 31.5, nơi cư trú bị phong tỏa nên nữ công nhân không đến công ty làm việc, kết quả xét nghiệm lần 2 dương tính với Covid-19.
Ngày 10.6, đã ghi nhận 3 trường hợp F0 là công nhân tại
Công ty TNHH Việt Nam Samho (có khoảng 10.000 lao động, xã Trung An, H.Củ Chi), liên quan ổ dịch xưởng cơ khí H.Hóc Môn.
Ngày 12.6, tại
Công ty TNHH Tỷ Hùng (P.An Lạc, Q.Bình Tân; với tổng số lao động 2.255 công nhân lao động, liên quan chuỗi lây nhiễm tại chung cư Ehome3) cũng phát hiện 2 trường hợp nhiễm Covid-19.
Công nhân Công ty cổ phần thực phẩm Trung Sơn đi cách ly (chụp ngày 16.6)
|
Còn tại
Khu công nghiệp Tân Phú Trung (xã Tân Phú Trung, H.Củ Chi)
từ ngày 12.6 đến 14.6 đã ghi nhận 4 ca nghi mắc Covid-19 tại Công ty TNHH Hanjoo Trade, cách ly tập trung hơn 300 người.
Ngoài những trường hợp kể trên, còn có nhiều công ty, đơn vị khác trên địa bàn Q.Tân Phú,
H.Hóc Môn... có công nhân,
người lao động là F0, khiến hoạt động sản xuất gián đoạn.
Ngày 18.6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM thống kê từ công đoàn các cấp, chỉ riêng một tuần từ ngày 10.6 đến 17.6 đã có 369 đoàn viên, công nhân viên chức, người lao động dương tính Covid-19. Đồng thời, có khoảng 4.469 người lao động là F1, 10.554 trường hợp F2 và 2.574 F3. Như vậy chỉ trong tuần qua, đã có
hơn 15.000 công nhân, người lao động là F0, F1, F2.
Trưa 20.6: TP.HCM thêm 34 ca Covid-19, tổng cộng ghi nhận 1.876 bệnh nhân
|
Khẩn trương tiêm vắc xin Covid-19 cho công nhân
LĐLĐ TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chăm lo, hỗ trợ khẩn cấp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo dõi, nắm bắt thông tin và kịp thời báo cáo các vấn đề liên quan đến thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội… của người lao động. Đồng thời, phối hợp người sử dụng lao động xây dựng kịch bản ứng phó các tình huống phát sinh khẩn cấp như phong tỏa, tạm dừng hoạt động sản xuất
kinh doanh, lấy mẫu xét nghiệm tập trung…
Sáng 20.6, TP.HCM tiêm vắc xin Covid-19 cho 8.490 công nhân ở Q.7, TP.HCM
|
Theo thống kê, tính đến ngày 18.6, ngành công đoàn TP.HCM đã chi hơn 2,5 tỉ đồng hỗ trợ cho 4.700 trường hợp và hơn 464 triệu đồng chi hỗ trợ cho 2.255 trường hợp không thuộc đối tượng chăm lo theo hướng dẫn của Tổng LĐLĐ TP.HCM về chi hỗ trợ khẩn cấp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4.
Theo đó, có 836.000 liều vắc xin Covid-19 được vận chuyển vào TP.HCM. Trong đó, 786.000 liều dùng tiêm cho các đối tượng thuộc diện Nghị quyết 21 ngày 26.2.2021 của Chính phủ nêu, và 50.000 liều tiêm cho các bộ đội, công an trên địa bàn TP.HCM.
TP.HCM dự kiến thực hiện tiêm chủng miễn phí cho các đối tượng như: người cung cấp dịch vụ thiết yếu, giáo viên, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, người trên 65 tuổi, công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất... với tổng số lượng khoảng 1 triệu người. Sau lễ khởi động, công nhân của 2 doanh nghiệp được tiêm đầu tiên gồm Công ty TNHH Nipro VN và Công ty FPT với khoảng 1.000 người.
Và hôm nay 20.6, TP.HCM tiếp tục tiêm
vắc xin Covid-19 cho 8.490 công nhân ở các công ty và tại khu chế xuất Tân Thuận (Q.7).
Người lao động được trả lương khi bị ngưng việc vì dịch Covid-19
Ngày 14.6, LĐLĐ TP.HCM có công văn hướng dẫn công đoàn các cấp về việc thực hiện quy định tiền lương ngừng việc cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Người lao động đang ngừng việc vì thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc bị cách ly tại khu nhà trọ, khu lưu trú, khu chế xuất, khu công nghiệp, doanh nghiệp... nên phải ngừng việc là trường hợp được hưởng tiền lương ngừng việc theo quy định ở khoản 3, điều 99 bộ luật Lao động năm 2019. Vì vậy, với trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu. Còn trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
|
Bình luận (0)