Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản xấu và xấu hơn vì Covid-19
Theo đánh giá của Bộ Y tế, dịch bệnh tại các địa phương khu vực phía nam tiếp tục có xu hướng diễn biến phức tạp. Ngành y tế đang tập trung chuẩn bị tích cực, đồng bộ, ưu tiên giảm số ca bệnh nặng, hạn chế số tử vong, đặc biệt đối với các ca mắc có bệnh lý nền, người cao tuổi, bệnh nhân chạy thận nhân tạo... Sẽ áp dụng chiến lược 3 tầng trong điều trị, gồm: tầng 1 dành cho bệnh nhân không triệu chứng, tầng 2 là bệnh nhân có triệu chứng nguy cơ diễn biến nặng, và tầng 3 là tầng dành điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Theo Bộ Y tế, Bệnh viện (BV) Hồi sức
Covid-19 (đặt tại BV Ung bướu TP.HCM cơ sở 2) đã được thiết lập, có công suất 1.000 giường, với cơ chế điều hành của BV T.Ư hạng đặc biệt.
Về trang thiết bị, cùng với thành lập kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến tại TP.HCM, điều phối 2.000 máy thở chức năng cao cũng như
máy thở thông thường cho kho dự trữ này, Bộ Y tế cũng đang tích cực huy động các nguồn lực, vận động các nhà tài trợ để có thể đảm bảo trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch khu vực này.
Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản "xấu và xấu hơn" vì Covid-19
|
Đặc biệt, để sẵn sàng cho “kịch bản xấu và xấu hơn” tại các tỉnh, thành, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các BV hạng 2, hạng 3 (tuyến huyện và tương đương) phải thiết lập
hệ thống ô xy trung tâm, kiểm soát lại toàn bộ quá trình thiết lập, chuẩn bị các giường hồi sức tại mỗi BV. Các BV tuyến tỉnh thiết lập tối thiểu 50 giường cấp cứu, hồi sức tích cực để điều trị bệnh nhân nặng theo phân tầng điều trị. Ngoài ra, Bộ Y tế thành lập các trung tâm hồi sức tích cực tại các khu vực, Bộ sẽ trực tiếp chỉ đạo các khu vực này.
Về công tác xét nghiệm, Bộ Y tế đưa ra kịch bản sẽ đàm phán mua trực tiếp với các nhà sản xuất lớn trên
thế giới như
Hàn Quốc, châu Âu,
Trung Quốc... về xét nghiệm nhanh; tăng cường sản xuất trong nước về
xét nghiệm Realtime RT-PCR. Đầu tuần tới có khoảng 7 triệu test nhanh về Việt Nam qua các nguồn viện trợ, Bộ sẽ ưu tiên cho các tỉnh có tình hình dịch phức tạp.
Về thiết bị máy móc xét nghiệm (máy PCR và máy tách chiết), lãnh đạo Bộ Y tế cho biết số lượng máy móc tạm đủ trong tình hình dịch hiện nay và vẫn phải mua thêm để dự trữ. Đáng chú ý, Bộ Y tế sẽ thành lập 25 xe xét nghiệm lưu động với công suất khoảng 2.000 mẫu đơn RT-PCR/ngày để hỗ trợ không chỉ cho các địa phương nguy cơ cao mà còn tiến hành sàng lọc, tầm soát tại những khu vực an toàn.
Bộ GD-ĐT chốt lịch thi tốt nghiệp THPT đợt 2
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành công văn số 2998/BGDĐT-QLCL về việc tổ chức thi đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành.
Theo công văn này, sau cuộc họp trực tuyến ngày 14.7 với các Sở GD-ĐT có thí sinh dự thi đợt 2, Bộ GD-ĐT đã nhận được công văn của Chủ tịch UBND một số tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đề nghị tổ chức đợt 2 của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Tiếp theo Công văn số 2515/BGDĐT-QLCL ngày 17.6 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19; căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó
thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Công văn số 4800/VPCP-KGVX ngày 16.7.2021 của Văn phòng Chính phủ; trên cơ sở thống nhất đề nghị của các địa phương, Bộ GD-ĐT
tổ chức đợt 2 của Kỳ thi vào các ngày 6 và 7.8 cho các thí sinh chưa dự thi hoặc không thể hoàn thành thi đợt 1 trong các ngày 7 và 8.7.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chốt lịch thi tốt nghiệp THPT đợt 2
|
Để đợt 2 của kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở GD-ĐT phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan của địa phương, nhất là Sở Y tế, triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức đợt 2 của kỳ thi bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu nghiêm túc, khách quan, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.
Thứ 2, gửi văn bản báo cáo tóm tắt phương án tổ chức thi của địa phương về Bộ GD-ĐT (qua Cục Quản lý chất lượng); đồng thời, gửi danh sách thí sinh dự thi đợt 2 (theo mẫu) qua email qlthi@moet.gov.vn trước 17 giờ ngày 20.7 để phục vụ công tác tổ chức thi.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất, cần báo cáo ngay về Bộ GD-ĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) để kịp thời xem xét, giải quyết.
Cấp tốc thành lập Trung tâm điều trị Covid-19 trong Quân y viện ở TP.HCM
Chiều 19.7.2021, Bệnh viện Quân y 175 thuộc Bộ Quốc phòng đã ra mắt Trung tâm
điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng. Trung tâm này đã hoàn thành chỉ sau 24 giờ chuẩn bị.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bệnh viện Quân y 175 đã nhanh chóng triển khai thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19. Trung tâm có quy mô với 200 giường bệnh và được trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị y tế bảo đảm cho công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân
Covid-19 mức độ vừa và nặng.
Cấp tốc thành lập Trung tâm điều trị Covid-19 trong Quân y viện ở TP.HCM
|
Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 gồm Ban giám đốc và 5 khoa, ban trực thuộc: Ban Kế hoạch - Bảo đảm, Khoa điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ, Khoa điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ vừa, Khoa hồi sức và điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng. Lực lượng của trung tâm gồm 123 cán bộ, nhân viên trong đó có 42 bác sĩ, 65 điều dưỡng,
kỹ thuật viên.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của trung tâm có kinh nghiệm trong công tác phòng,
chống dịch Covid-19. Đặc biệt, đây là những y, bác sĩ trẻ, tinh thần trách nhiệm, tình nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ tại trung tâm với mong muốn sớm đẩy lùi dịch bệnh, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Theo thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc
Bệnh viện Quân y 175, với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, bệnh viện đã triển khai thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 chỉ trong vòng 24 giờ.
TP.HCM đề xuất hỗ trợ bảo vệ, xe ôm, thợ hồ... gặp khó khăn vì Covid-19
Ngày 19.7, trao đổi với
Thanh Niên, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết Sở này vừa có công văn khẩn đến UBND các quận huyện và TP.Thủ Đức đề nghị các địa phương rà soát, thống kê số liệu
lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng của
dịch Covid-19, ngoài 6 nhóm công việc được quy định trước đó tại Công văn 2209/2021 của UBND TP.HCM. Đây là cơ sở để Sở LĐ-TB-XH đề xuất
hỗ trợ cho lao động tự do trong thời gian thực hiện
giãn cách xã hội và
cách ly xã hội theo
Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16. Danh sách được lập gửi về trước ngày 24.7.
TP.HCM đề xuất hỗ trợ bảo vệ, xe ôm, thợ hồ... gặp khó khăn vì Covid-19
|
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đề nghị UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện lập danh sách các nhóm công việc lao động tự do sau:
- Bảo mẫu, quét dọn, giúp việc gia đình thuê;
- Bảo vệ, giữ xe, rửa xe thuê; sửa xe, vá xe nhỏ lẻ; bán báo dạo, đánh giày hoặc công việc có tính chất tương tự;
- Bán hàng và trợ giúp bán hàng thuê (trong cửa hàng tại chợ, quầy hàng, điểm buôn bán nhỏ, tạp hóa);
- Xử lý hạt giống để nhân giống (làm hạt giống...); đốn lá (lợp nhà...);
- Đánh bắt thủy sản ven biển và nội địa - tự làm hoặc làm thuê tại các hộ
kinh doanh khai thác, đánh bắt thủy sản (như: bắt cá, cào nghêu, soi nha, làm mồi câu, kéo lưới, đan lưới, đánh lưới hoặc công việc có tính chất tương tự);
- Thợ hồ (thợ nề), phụ hồ, thợ sơn, thợ mộc, thợ phụ - tự làm hoặc làm việc theo nhóm (mang tính riêng lẻ, độc lập) hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh xây dựng dân dụng;
- Tài xế, phụ xe, lơ xe, tiếp viên, nhân viên làm thuê tại các hộ kinh doanh vận tải;
- Tự làm hoặc làm thuê tại các
hộ kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, may gia công, làm hàng thủ công, mỹ nghệ;
Ngoài ra, UBND quận huyện và TP.Thủ Đức có thể đề xuất bổ sung nhóm công việc nếu có.
Tiểu thương ngơ ngác vì bị chặn trước chợ khi Hà Nội thực hiện Công điện 15
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Công điện 15 yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như đi công tác, làm việc tại cơ quan, nhà máy, mua lương thực, thực phẩm, thuốc men;... không tụ tập quá 5 người, khuyến khích giao hàng tại nhà...
Bên cạnh đó, các hoạt động
kinh doanh dịch vụ không thiết yếu buộc dừng hoạt động. Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn tổ chức sắp xếp, chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, các cửa hàng dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về.
Tiểu thương ngơ ngác vì bị chặn trước chợ khi Hà Nội siết mạnh giãn cách chống Covid-19
|
Ông Nguyễn Thao Hùng, Chủ tịch UBND P.Trung Liệt (Q.Đống Đa, Hà Nội), cho biết từ khi Hà Nội thực hiện Công điện 16, P.Trung Liệt đã tổ chức tuyên truyền, yêu cầu các cơ sở kinh doanh ký cam kết chấp hành nghiêm các biện pháp phòng dịch, giãn cách theo quy định, nên khi áp dụng Công điện 15, chính quyền đã tổ chức tuyên truyền tới các cơ quan, đơn vị, các tổ dân phố, cửa hàng kinh doanh và nhân dân nắm được, thực hiện.
Đồng thời, triển khai các Tổ
Covid-19 cộng đồng nhắc nhở, xử lý những trường hợp không tuân thủ giãn cách, phòng dịch.
Tại chợ Nam Đồng (P.Nam Đồng), lực lượng chức năng tổ chức giãn cách, chỉ được phép bán những mặt hàng thiết yếu
|
Sáng 19.7, nhiều tiểu thương tại chợ Nam Đồng (P.Nam Đồng, Q.Đống Đa) phải ra về vì chưa nắm được nội dung Công điện 15 của thành phố.
Theo ghi nhận của phóng viên, lực lượng chức năng đã thiết lập hàng rào, lập chốt kiểm soát trước cổng chợ để giãn cách
tiểu thương, chỉ cho phép bán các mặt hàng thiết yếu. Nhiều tiểu thương lỉnh kỉnh hàng hóa đến chợ nhưng không được vào khi lực lượng chức năng yêu cầu quay về.
Là một trong số những tiểu thương không được vào chợ, bà Nguyễn Thị Nụ (trú H.Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, do chưa nắm được chỉ đạo, bà đã dậy từ 2 giờ sáng để đi nhập hàng, chuẩn bị cho phiên chợ sớm.
Vượt gần 30 km đến chợ, bà Nụ được lực lượng chức năng nhắc nhở, yêu cầu ra về để đảm bảo giãn cách. Cùng nhiều tiểu thương khác, bà Nụ phải ngậm ngùi ra về.
“Tôi chưa nắm được chỉ đạo của thành phố nên đã lỡ nhập hàng. Mọi lần được nhắc nhở, chúng tôi đều nghiêm chỉnh thực hiện. Hôm nay lỡ nhập hàng, tôi chỉ mong được vào chợ bán hết, chứ không biết đổ đi đâu, dịch bệnh đã khổ quá rồi”, bà Nụ nói.
Vượt gần 30 km đến chợ, bà Nụ buộc phải chở hàng về
|
Ông Vũ Minh Hồng, Chủ tịch UBND P.Nam Đồng, cho biết để thực hiện nghiêm Công điện 15, đảm bảo công tác phòng, chống dịch
Covid-19 trên địa bàn, UBND P.Nam Đồng đã thành lập nhiều tổ công tác siết chặt hoạt động kinh doanh, giãn cách.
Chợ Nam Đồng không đóng cửa hoàn toàn, lực lượng chức năng chỉ cho phép bán những mặt hàng thiết yếu, đảm bảo khoảng cách ở các gian hàng. Bên cạnh đó, những tiểu thương lấn chiếm vỉa hè, bày bán tràn lan buộc phải ra về để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Đà Nẵng xét nghiệm Covid-19 toàn thành phố
Hôm qua 18.7, TP.Đà Nẵng triển khai lấy mẫu xét nghiệm tất cả các đại diện hộ gia đình trên toàn TP, kéo dài trong vòng 4 ngày (dự kiến hoàn tất vào ngày 21.7) để sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, mắc
Covid-19 trong cộng đồng.
Địa bàn đã lấy mẫu trong ngày đầu tiên gồm các quận Thanh Khê, Liên Chiểu và H.Hòa Vang. Đối tượng lấy mẫu xét nghiệm đợt này là chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình (người có nguy cơ
lây nhiễm Covid-19 cao nhất trong hộ gia đình), hộ có công nhân, sinh viên thuê trọ, có đông nhân khẩu...
Đà Nẵng xét nghiệm Covid-19 toàn thành phố
|
Ghi nhận hiện tại, toàn TP.Đà Nẵng có 276.332 hộ gia đình, khoảng 1 triệu dân. Với điều kiện, năng lực lấy mẫu, xét nghiệm Covid-19 và tình hình cung ứng vật tư, sinh phẩm để phục vụ xét nghiệm, việc tổ chức xét nghiệm diện rộng theo hộ gia đình sẽ thực hiện 100% số hộ gia đình (khoảng 35.897 hộ) ở khu vực “điểm nóng” thuộc 4 phường đang phong tỏa theo Chỉ thị 16 của
Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: P.Hòa Khánh Bắc (Q.Liên Chiểu), P.Hòa An (Q.Cẩm Lệ), P.An Khê, P.Thạc Gián (Q.Thanh Khê). Ngoài ra, Đà Nẵng triển khai xét nghiệm đại diện hộ gia đình đối với 30% số hộ gia đình (khoảng 72.131 hộ) ở các xã, phường còn lại.
Cùng ngày, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, yêu cầu đẩy nhanh tốc độ lấy mẫu
xét nghiệm Covid-19 đối với đại diện hộ gia đình trên toàn TP. Riêng tại khu vực 4 phường bị phong tỏa, cần phải giãn cách, hạn chế người dân ra ngoài để xét nghiệm nhằm “khóa chặt, cắt đứt chuỗi lây nhiễm”. Đáng chú ý, theo ông Chinh, TP.Đà Nẵng thống nhất cách ly F1 tại nhà, áp dụng thí điểm thực hiện ở Q.Ngũ Hành Sơn.
TP.HCM cho phép xét nghiệm nhanh Covid-19 để F0 không triệu chứng về nhà
Ngày 19.7, Sở Y tế TP.HCM, cho biết đã có công văn khẩn số 4694 gửi các đơn vị liên quan về việc hướng dẫn thực hiện xét nghiệm đối với các trường hợp
F0 không có triệu chứng.
Theo đó, các trường hợp F0 không có triệu chứng đang được điều trị cách ly tại các bệnh viện thu dung điều trị
Covid-19 sẽ được thực hiện
xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 8.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính hoặc dương tính nhưng có tải lượng vi rút thấp (giá trị CT lớn hơn hoặc bằng 30) thì sẽ được tiến hành thực hiện xét nghiệm nhanh (test nhanh) kháng nguyên
SARS-CoV-2 vào ngày thứ 10. Nếu kết quả xét nghiệm nhanh này âm tính, người bệnh sẽ được cho xuất viện và cách ly theo dõi tại nhà và phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch
Covid-19.
TP.HCM cho phép xét nghiệm nhanh Covid-19 để F0 không triệu chứng về nhà
|
Theo Sở Y tế, việc thay đổi này là phù hợp với tình hình thực tế. Với kết quả xét nghiệm ngày thứ 8 với RT-PCR âm tính hoặc dương tính với nồng độ vi rút thấp thì F0 không triệu chứng đã được đánh giá là có nguy cơ lây nhiễm thấp cho người khác. Sau 2 ngày, đến ngày thứ 10 sử dụng thêm
xét nghiệm kháng nguyên nhanh sẽ vừa giúp đánh giá lại khả năng lây nhiễm của bệnh nhân vừa rút ngắn thời gian bệnh nhân phải chờ kết quả xét nghiệm bằng RT-PCR.
Trước đó, Sở Y tế đã có quy định đối với những F0 không triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện, có thể xuất viện vào ngày thứ 10 khi đảm bảo kết quả xét nhiệm bằng RT-PCR 2 lần liên tiếp (cách nhau ít nhất 24 giờ) âm tính với
SARS-CoV-2 hoặc có nồng độ vi rút thấp (giá trị CT lớn hơn hoặc bằng 30).
Khi số F0 gia tăng nhanh, trong đó F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ chiếm đến 80% thì việc tạo điều kiện cho F0 không triệu chứng giảm thời gian cách ly tại bệnh viện về nhà là khả quan.
Vũng Tàu không cho người lao động chạy xe máy, đi bộ đến chỗ làm
Theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sắp xếp, bố trí 3 tại chỗ cho người lao động để phục vụ hoạt động (ăn, ở, sản xuất tại chỗ) và 3 cùng (cùng làm việc, cùng đi trên phương tiện giao thông, cùng nghỉ ngơi một nơi) để phòng chống lây lan dịch bệnh và thuận lợi trong việc kiểm soát, truy vết, khống chế khi xuất hiệu
yếu tố dịch tễ.
Vũng Tàu không cho người lao động đi xe 2 bánh, đi bộ đến chỗ làm để chống Covid-19
|
Trường hợp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không tổ chức được 3 tại chỗ thì yêu cầu có xe ô tô đưa đón người lao động đến làm việc.
Xe ô tô đưa đón người lao đông phải đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch, vận chuyển không quá 50 số ghế và không hơn 20 người.
UBND TP.Vũng Tàu không cho phép người lao động sử dụng xe 2 bánh, đi bộ đến nơi làm việc. Nhân viên giao hàng, người lao động làm việc tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các cơ sở cung ứng lương thực, thực phẩm được sử dụng xe máy đi lại, ra vào thành phố và trong thành khố khi có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19.
Bình luận (0)