Tối 23.7.2021, thông tin từ Sở Công thương Hà Nội cho biết lượng hàng hoá thiết yếu các doanh nghiệp dự trữ gấp 3 lần so với tháng bình thường. Người dân Hà Nội không nên lo lắng, tích trữ lương thực, thực phẩm trong thời gian
giãn cách xã hội theo
chỉ thị 16 phòng chống Covid-19.
Theo thông tin từ Sở Công thương Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123
siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
Để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.
Đồng thời, sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối và các quận, huyện sẵn sàng đưa hàng kịp thời đến 7.500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.
Nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động vận tải, giao thương, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn thành phố trong tình hình mới,
UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, cập nhật phương án của ngành, đơn vị, địa phương, đảm bảo lưu thông, tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn thành phố trong các tình huống dịch bệnh Covid-19 xảy ra.
Theo đó, Sở Công thương sẽ phối hợp các đơn vị tăng cường kết nối cung cầu, tổng hợp, cung cấp thông tin nguồn hàng hóa thiết yếu, nông sản mùa vụ đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn thành phố để tổ chức khai thác,
dự trữ hàng hóa phòng, chống dịch.
Đồng thời, Sở Công thương yêu cầu doanh nghiệp phân phối, siêu thị, đơn vị
kinh doanh tăng cường biện pháp để khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại…
Thực hiện Chỉ thị 16, Công an Hà Nội đã siết chặt quản lý các phương tiện, người vào địa bàn thành phố tại 22 chốt kiểm soát. Toàn bộ phương tiện đều bị kiểm soát, cấm vào, trừ các
phương tiện “luồng xanh”, như xe phục vụ phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia và thực hiện công tác vận tải
hàng hoá thiết yếu.
Tại chốt kiểm soát Covid-19 số 2 đặt tại Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (huyện Thanh Trì) vào sáng 24.7, lực lượng chức năng đã lập hàng rào chắn toàn bộ đường cao tốc, hướng về thành phố Hà Nội để tổ chức kiểm soát.
Hàng ngàn phương tiện chở hàng không thiết yếu, vận tải hành khách, xe cá nhân bắt buộc phải quay đầu. Nhiều tài xế chở khách, chăn đệm, bàn ghế,... xin lực lượng chức năng linh động cho vào thành phố nhưng đều
buộc quay đầu, không ngoại lệ.
Tính đến 12 giờ trưa 24.7, tại chốt kiểm dịch số 2, đã có khoảng 1.000 phương tiện phục vụ phòng chống dịch, xe công vụ, xe chở hàng hóa thiết yếu, thực phẩm, thiết bị y tế,... được lực lượng chức năng mở “luồng xanh” cho phép vào thành phố. Các chốt kiểm soát khác cũng có tổng cộng hàng ngàn phương tiện được phép vào thành phố.
Ngoài việc yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết; tạm dừng nhiều hoạt động, cơ sở kinh doanh không thiết yếu, Hà Nội cũng cho dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng ô tô, đường thủy: xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe
du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách công cộng vận chuyển hành khách bằng
xe máy.
Hà Nội chốt chặn trên cao tốc kiểm soát Covid-19, hàng loạt xe phải quay lại
|
Thủ đô Hà Nội chính thức bước vào 15 ngày thực hiện
giãn cách xã hội theo nguyên tắc của Chỉ thị 16/2020 của
Thủ tướng chính phủ để ngăn chặn dịch bệnh Coid-19 đang có xu hướng phức tạp.
Theo chỉ thị này, thành phố yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như:
mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu…. Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.
Trong ngày đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội, tại các tuyến phố trung tâm của thành phố ít phương tiện qua lại. Nhiều con phố vốn sầm uất, xe cộ ùn ùn vào giờ cao điểm cũng trở nên thông thoáng. Các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa khiến đường phố
không còn cảnh tập nấp, đông người như trước.
Trung tâm Hà Nội mất hẳn cảnh kẹt xe ngày đầu giãn cách xã hội chống Covid-19
|
Những ngày qua, TP.HCM đang tích cực triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 5 với số lượng gần 1 triệu liều được triển khai từ ngày 21.7.2021. Để việc tiêm vắc xin diễn ra đúng theo kế hoạch, đảm bảo đúng đối tượng, an toàn
sức khỏe cho người dân cũng như các quy tắc phòng chống dịch, UBND TP.HCM đã thành lập Trung tâm điều phối tổ chức
tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Trung tâm được đặt tại Văn phòng UBND TP.HCM gồm 30 thành viên. Trong đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức được phân công làm Trưởng Trung tâm; Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam làm Phó trưởng Trung tâm Thường trực và Giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Thanh Nhân làm Phó Trung tâm. Lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các quận, huyện và
thành phố Thủ Đức làm thành viên.
Về chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, nhân lực của Trung tâm Điều phối tổ chức
tiêm vắc xin phòng Covid-19 là các trường hợp kiêm nhiệm, trung tâm có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM điều phối, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức tiêm vắc xin trên địa bàn TP.HCM.
Chiến dịch tiêm gần 1 triệu liều vắc xin Covid-19 ở TP.HCM điều phối thế nào?
|
Bình luận (0)