Bản tin Covid-19 ngày 1.1: Gần 15.000 ca nhiễm trong ngày đầu năm mới 2022

01/01/2022 20:00 GMT+7

Bản tin Covid-19 ngày 1.1 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên. Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới .

Bản tin Covid-19 ngày 1.1 của Báo Thanh Niên có những tin tức đáng chú ý sau:

Cả nước 14.835 ca Covid-19, 2.990 ca khỏi

Bản tin Bộ Y tế tối 1.1 cho biết tính từ 16h ngày 31.12.2021 đến 16h ngày 1.1.2022, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.835 ca nhiễm mới, 2.990 ca khỏi bệnh.

Ngày 1.1: Cả nước 14.835 ca Covid-19, 2.990 ca khỏi | Hà Nội 1.748 ca | TP.HCM 569 ca

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 20 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron.

Bản tin Bộ Y tế cũng thông báo 216 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay lên 32.610 ca.

Thông tin về 14.835 ca nhiễm mới như sau:

  • 13 ca nhập cảnh.
  • 14.822 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.654 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.628 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (1.748), Vĩnh Long (1.223), Tây Ninh (947), Khánh Hòa (785), Bình Phước (728), TP.HCM (569), Trà Vinh (563), Bình Định (521), Cà Mau (498), Đồng Tháp (405), Bạc Liêu (399), Bắc Ninh (368), Thừa Thiên-Huế (350), Phú Yên (283), Cần Thơ (276), An Giang (265), Lâm Đồng (265), Quảng Ninh (254), Kiên Giang (247), Hưng Yên (245), Bình Thuận (211), Thanh Hóa (210), Đồng Nai (203), Tiền Giang (195), Đà Nẵng (188), Quảng Nam (181), Sóc Trăng (180), Hậu Giang (170), Bến Tre (161), Gia Lai (145), Quảng Ngãi (145), Nghệ An (143), Hà Giang (143), Hải Phòng (116), Đắk Nông (114), Bình Dương (105), Bà Rịa - Vũng Tàu (104), Vĩnh Phúc (96), Nam Định (93), Hà Nam (88), Ninh Bình (72), Bắc Giang (69), Sơn La (67), Hòa Bình (62), Ninh Thuận (61), Thái Nguyên (58), Phú Thọ (55), Long An (51), Quảng Bình (51), Quảng Trị (47), Đắk Lắk (40), Thái Bình (37), Kon Tum (36), Lào Cai (31), Lạng Sơn (30), Điện Biên (29), Cao Bằng (26), Bắc Kạn (25), Yên Bái (18), Tuyên Quang (11), Hà Tĩnh (8), Lai Châu (8).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (-565), Hải Phòng (-404), Bình Phước (-275).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (+171), Vĩnh Long (+143), Quảng Ninh (+99).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.232 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 20 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.746.092 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.706 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.740.340 ca, trong đó có 1.355.459 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (503.813), Bình Dương (290.776), Đồng Nai (97.921), Tây Ninh (76.056), Hà Nội (47.586).

Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

  • Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.990 ca
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.358.276 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.304 ca, trong đó:

  • Thở ô xy qua mặt nạ: 4.375 ca
  • Thở ô xy dòng cao HFNC: 994 ca
  • Thở máy không xâm lấn: 136 ca
  • Thở máy xâm lấn: 780 ca
  • ECMO: 19 ca

Từ 17h30 ngày 31.12.2021 đến 17h30 ngày 1.1.2022 ghi nhận 216 ca tử vong, gồm:

  • Tại TP.HCM (33) trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Dương (1), Long An (1), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Trà Vinh (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
  • Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (26), Vĩnh Long (16), Bà Rịa - Vũng Tàu (15), Bến Tre (14), Cần Thơ (14), Kiên giang (13), Sóc Trăng (12), Đồng Tháp (12), Tây Ninh (11), An Giang (10), Tiền Giang (9), Bình Dương (7), Trà Vinh (5), Cà Mau (5), Bình Thuận (3), Bình Định (2), Khánh Hoà (2), Bình Phước (2), Long An (2), Bạc Liêu (2), Đà Nẵng (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 222 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.610 ca, chiếm tỉ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay là 30.414.070 mẫu tương đương 74.967.758 lượt người, tăng 105.572 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 31.12 có 1.254.064 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 152.201.656 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.665.634 liều, tiêm mũi 2 là 68.820.229 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 5.715.793 liều.

5 ca nhiễm biến thể Omicron ở TP.HCM có kết quả âm tính lần 2

Sáng 1.1.2022, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã có báo cáo sơ bộ về tình hình sức khỏe của 5 ca nhập cảnh được phát hiện nhiễm biến thể Omicron.

5 ca nhiễm biến thể Omicron ở TP.HCM có kết quả âm tính lần 2 với Covid-19

Theo HCDC, 5 trường hợp trên nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 20.12 đến 25.12. Tất cả đều được cách ly tập trung ngay khi nhập cảnh và được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Mẫu xét nghiệm được chuyển Viện Pasteur để thực hiện xét nghiệm giải trình tự gien. Ngày 31.12, kết quả được thông báo là 5 ca trên nhiễm biến thể Omicron.

HCDC thông tin hiện tình trạng sức khỏe của 5 trường hợp này đều ổn định và đã có kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính sau 5 - 7 ngày. 305 hành khách đi chung các chuyến bay có trường hợp nhiễm biến thể Omicron đều được cách ly theo quy định và đã có kết quả xét nghiệm âm tính.

Ngay sau khi nhận kết quả giải trình tự gen, TP.HCM đã tiếp tục thực hiện điều tra, truy vết các đối tượng liên quan theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

TP.HCM tiếp tục triển khai thế trận y tế ứng phó với biến thể Omicron. Giám sát chặt các trường hợp nhập cảnh, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly theo quy định. Tiến hành giải trình tự gien các trường hợp nhập cảnh nhiễm Covid-19.

Trong ngày 1.1.2022, TP.HCM dự kiến sẽ lấy mẫu test nhanh 250 hành khách nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất để kiểm soát ca nhiễm Covid-19 và giải trình tự gien kiểm soát biến thể Omicron.

TP.HCM triển khai lấy mẫu test nhanh giám sát biến chủng Omicron

Ngày 1.1.2022, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết TP.HCM bắt đầu triển khai lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay Tân Sơn Nhất đối với hành khách nhập cảnh trong ngày đầu tiên năm 2022. Dự kiến sẽ lấy 250 mẫu trong ngày 1.1. Việc lấy mẫu này nhằm giám sát sự xâm nhập của biến chủng Omicron.

TP.HCM: Triển khai lấy mẫu test nhanh giám sát biến chủng Omicron tại sân bay Tân Sơn Nhất

Cụ thể, trong ngày 1.1, lực lượng y tế phối hợp các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ lấy mẫu test nhanh đối với tất cả trường hợp nhập cảnh ngay tại sân bay. Nếu hành khách âm tính thì sẽ xử lý theo quy định nhập cảnh trong công văn số 10688 của Bộ Y tế. Trường hợp hành khách được phát hiện dương tính thông qua test nhanh thì sẽ cách ly theo quy định hiện hành.

Theo công văn số 10688 của Bộ Y tế, đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19, trong 3 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh: người nhập cảnh tự theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú (gồm: nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở của cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh...); không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú. Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

Đối với người nhập cảnh chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin Covid-19, thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày; trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế): được cách ly cùng cha/mẹ/người chăm sóc. Người chăm sóc phải tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng sau khi được giải thích về các nguy cơ lây nhiễm Covid-19; phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 như đối với người nhập cảnh.

Tính đến thời điểm hiện tại, báo cáo chính thức từ Bộ Y tế thì Việt Nam đang có 15 ca nhiễm biến chủng Omicron nhập cảnh, gồm Hà Nội (1 ca) và Quảng Nam (14 ca). TP.HCM đã giải mã gien mẫu bệnh phẩm 5 ca, cũng đã phát hiện nhiễm biến chủng Omicron. Tuy nhiên, cả 5 ca đều đã âm tính, đang được cách ly, theo dõi.

Sở Y tế chỉ đạo HCDC phối hợp với các Trung tâm y tế, các địa phương giám sát chặt các trường hợp nhập cảnh để phát hiện, xử lý kịp thời các ca nhiễm biến chủng Omicron.

10 quận huyện ở Hà Nội là “vùng cam” Covid-19

Đêm 31.12.2021, UBND TP.Hà Nội ban hành Thông báo số 865 về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

10 quận huyện ở Hà Nội là “vùng cam” Covid-19, Đống Đa về cấp độ 2

Theo đánh giá cấp độ dịch mới nhất, Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng). Tuy nhiên, trong 30 quận, huyện, thị xã, chỉ có 2 huyện ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh), tăng 1 địa bàn so với công bố vào ngày 25.12; có 18 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 (giảm 3 quận, huyện) và 10 quận, huyện ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam), tăng 2 huyện.

Cụ thể, 2 huyện ở cấp độ 1 là Phúc Thọ và Phú Xuyên;

10 quận, huyện ở cấp độ 3 gồm: Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì và Thanh Xuân. Đáng chú ý, quận Đống Đa 3 tuần liên tục ở cấp độ 3, thì hiện đã xuống cấp độ 2.

Về cấp xã, phường, Hà Nội có 190 địa phương ở cấp độ 1 (giảm 206 xã, phường); 278 địa phương ở cấp độ 2 (tăng 162 xã, phường); 111 địa phương ở cấp độ 3 (tăng 44 xã, phường) và không có địa bàn nào ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ).

111 xã, phường, thị trấn đang ở cấp độ 3 phân bố tại các quận, huyện, thị xã như sau: Ba Đình 13 đơn vị, Bắc Từ Liêm 1 đơn vị, Cầu Giấy 1 đơn vị, Chương Mỹ 1 đơn vị, Đan Phượng 1 đơn vị, Đông Anh 1 đơn vị, Đống Đa 7 đơn vị, Gia Lâm 7 đơn vị, Hà Đông 5 đơn vị, Hai Bà Trưng 11 đơn vị, Hoài Đức 1 đơn vị, Hoàn Kiếm 9 đơn vị, Hoàng Mai 13 đơn vị, Long Biên 7 đơn vị, Nam Từ Liêm 6 đơn vị, Quốc Oai 1 đơn vị, Tây Hồ 6 đơn vị, Thanh Oai 1 đơn vị, Thanh Trì 8 đơn vị, Thanh Xuân 6 đơn vị, Thường Tín 3 đơn vị, Ứng Hòa 2 đơn vị.

Trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 23.606 ca mắc tại cộng đồng (tăng 5.774 ca so với 14 ngày trước đó).

Cùng với tiêu chí về số ca mắc trong cộng đồng, đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn Hà Nội còn dựa vào độ bao phủ vắc xin Covid-19.

Đến nay, tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn Hà Nội là 98,5% (đã đạt tỉ lệ tối thiểu là 70%); tỉ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 liều vắc xin là 95,8% (đạt tỉ lệ tối thiểu là 80%).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư là khoảng gần 50.000 ca; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là hơn 16.000 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly hơn 31.000 ca.

Tiến Linh và Tấn Tài đấu giá tranh giúp trẻ em mồ côi do Covid-19

Do thiếu chuyến bay nên tiền đạo Nguyễn Tiến Linh và hậu vệ Hồ Tấn Tài đang phải cùng tuyển Việt Nam kẹt lại Singapore, phải chờ đến ngày 31.12 mới có thể về nước. Mặc dù vậy, 2 tuyển thủ Việt Nam vẫn cố gắng dành thời gian tham gia đấu giá tranh ủng hộ Chương trình Cùng con đi tiếp cuộc đời. Kết quả Tiến Linh mua được bức tranh "Che chở 2" để dành tặng mẹ mình, trong khi chàng trai Bình Định Tấn Tài chấm được bức tranh "Quê nhà tôi ơi".

Từ Singapore, Tiến Linh và Tấn Tài đấu giá tranh giúp trẻ em mồ côi do Covid-19

Trước đó, giữa tháng 11.2021, tại tòa soạn Báo Thanh Niên đã diễn ra buổi lễ ký kết thỏa thuận giữa Lớp Âm thanh hội họa (Mekong Art), Trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông và chương trình Cùng con đi tiếp cuộc đời của Báo Thanh Niên.

Đây là hoạt động nhằm bảo trợ các cháu mồ côi do đại dịch Covid-19 tại TP.HCM và một số tỉnh, thành khác.

Với nghĩa cử và tấm chân tình có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, những thầy cô và các họa sĩ khuyết tật của lớp Âm thanh hội họa (thuộc CLB Mekong Art - Hội Mỹ thuật TP.HCM) muốn làm điều gì đó có ý nghĩa với trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19.

Trước đó, giữa tháng 11.2021, tại tòa soạn Báo Thanh Niên đã diễn ra buổi lễ ký kết thỏa thuận giữa Lớp Âm thanh hội họa (Mekong Art), Trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông và chương trình Cùng con đi tiếp cuộc đời của Báo Thanh Niên.

Đây là hoạt động nhằm bảo trợ các cháu mồ côi do đại dịch Covid-19 tại TP.HCM và một số tỉnh, thành khác.

Với nghĩa cử và tấm chân tình có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, những thầy cô và các họa sĩ khuyết tật của lớp Âm thanh hội họa (thuộc CLB Mekong Art - Hội Mỹ thuật TP.HCM) muốn làm điều gì đó có ý nghĩa với trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19.

Bắt đầu hành trình nhân ái ấy là việc Khai trương phòng tranh của thầy trò Lớp Âm thanh hội họa, gồm hơn 30 họa sĩ câm điếc để triển lãm, đấu giá tranh nhằm mục đích lấy kinh phí nâng đỡ trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19.

Nhiều ngày qua, thầy và trò Lớp Âm thanh hội họa đã miệt mài sáng tác, lao động nghệ thuật hết sức chăm chỉ để đến giờ đây 120 bức tranh đã được lồng khung trang trọng, với màu sắc tươi mới, mang tâm hồn của các họa sĩ khuyết tật chuyển tải đến cuộc đời.

Ngay trong buổi sáng khai mạc, ban tổ chức đã đấu giá thành công 12 bức tranh do họa sĩ Văn Y và các em khuyết tật trong Lớp Âm thanh hội họa (Mekong Art) sáng tác. Tổng số tiền thu về là 625 triệu đồng.

Nguyện ước cho năm mới 2022 trong khoảnh khắc giao thừa kỳ lạ ở TP.HCM

Tối ngày 31.12.2021, nhiều người dân sinh sống và làm việc tại TP.HCM đã tới Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) để chờ thời khắc đếm ngược chia tay năm cũ 2021, chào đón năm mới 2022.

Nguyện ước cho năm mới 2022 trong khoảnh khắc giao thừa kỳ lạ ở TP.HCM

Suốt một năm qua vì đại dịch Covid-19 mà chị Nguyễn Thị Hải Yến không chỉ bị ảnh hưởng công việc với nhiều dự định dang dở mà còn phải tạm gia đình của mình.

"Hiện tại ông xã của tôi đang ở bên Mỹ, một năm vừa qua vì đại dịch mà chúng tôi đã phải nhau.Dù rất là nhờ thương, rất là muốn gặp nhau nhưng mà chúng tôi chỉ có thể liên lạc được với nhau qua điện thoại", chị Hải Yến chia sẻ.

Tại khu vực phía ngoài sân khấu chương trình đếm ngược chào năm mới, không chỉ có các bạn trẻ mà nhiều gia đình cũng tới phố đi bộ Nguyễn Huệ để tận hưởng bầu không khí đón năm mới 2022 sau một năm đầy biến động vì Covid-19.

Đúng 0 giờ ngày 1.1.2022, nhiều người đã cũng hướng về sân khấu để chiêm ngưỡng những trang pháo hoa chia tay năm cũ được bắn lên trên bầu trời TP.HCM, báo hiệu thời điểm kết thúc một năm 2021.

4 câu hỏi lớn chưa lời đáp về Covid-19 sau 2 năm đại dịch

Tháng 12.2019, một số người ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã mắc một căn bệnh liên quan đến phổi không rõ nguồn gốc. Căn bệnh này sau đó nhanh chóng lan ra toàn thế giới, đạt quy mô một đại dịch, và vẫn đang là nỗi ám ảnh mang tên Covid-19.

Sau 2 năm đại dịch Covid-19, vẫn còn 4 câu hỏi lớn chưa lời đáp

Tính đến thời điểm hiện tại theo số liệu của WHO đã có hơn 280 triệu người nhiễm bệnh, trong đó khoảng 5.4 triệu người đã tử vong.

Giới khoa học đã sớm nghiên cứu phát triển loại vắc xin có khả năng chống lại virus SARS-CoV-2. Chỉ 1 năm sau khi đại dịch bùng phát, nhiều loại vắc xin đã ra đời, nhanh hơn rất nhiều so với thời gian tiêu chuẩn trung bình là 4 đến 10 năm để nghiên cứu ra một loại vắc xin. Một số loại thuốc chống virus nhiều hứa hẹn cũng đã ra đời.

Tuy nhiên, những thành tựu trên chưa ngăn được tốc độ lây lan của đại dịch, và bên cạnh đó là sự xuất hiện của các biến thể mới như Delta hay Omicron trong thời gian gần đây.

Và sau 2 năm, vẫn còn những câu hỏi lớn mà giới khoa học vẫn chưa thể giải đáp.

Những thắc mắc thường gặp khi tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19

Trước mối lo ngại về Omicron, nhiều quốc gia trên thế giới đang khẩn trương triển khai chương trình tiêm vắc xin tăng cường trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của biến thể. Sau đây là những thắc mắc thường gặp về việc tiêm vắc xin tăng cường.

Tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19: những điều cần biết

Tiêm vắc xin tăng cường rồi có nhiễm Covid-19 không?

Có, nhưng khả năng xảy ra ít hơn. Liều tăng cường sẽ giảm nguy cơ bị bệnh nặng khi nhiễm virus, cũng như mang lại sự bảo vệ lâu dài hơn.

Tiêm bao lâu thì có hiệu quả?

Các nghiên cứu cho thấy khả năng bảo vệ rất cao từ 1-2 tuần sau khi tiêm mũi thứ 3. Một thử nghiệm gần đây của Pfizer cho thấy rằng từ 7 ngày trở đi, liều vắc xin tăng cường cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh từ Covid-19. Một nghiên cứu thực tế của Anh cũng trên vắc xin Pfizer cũng chỉ ra rằng từ 2 tuần sau khi tiêm nhắc lại, vắc xin cung cấp khả năng bảo vệ ở mức độ cao.

Tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin tăng cường?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), những tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm mũi 3 là sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, hầu hết các biểu hiện này đều nhẹ hoặc trung bình. Một số người còn gặp các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau cơ và khớp.

Ngoài ra, CDC cho biết có một tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm mũi 3 là nổi hạch dưới nách, theo CNN. Nổi hạch là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng lớp bảo vệ chống lại Covid-19. Vì vậy, không cần lo lắng khi gặp tình trạng này sau tiêm.

Tiêm liều tăng cường có gây tình trạng viêm cơ tiêm không?

Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim là những tác dụng phụ rất hiếm gặp của các loại vắc xin Pfizer và Moderna. Bằng chứng từ Israel cho thấy các tình trạng này ít xuất hiện hơn sau khi tiêm mũi tăng cường so với 2 mũi đầu tiên.

Có thể tiêm vắc xin tăng cường khi có các triệu chứng Covid-19 không?

Nếu đang có các biểu hiện của Covid-19, bạn không nên tiêm vắc xin nhắc lại. Trong trường hợp này, hãy xét nghiệm và tự cách ly cho đến khi nhận được kết quả. Nếu có kết quả dương tính, bạn cần đợi 28 ngày kể từ ngày xét nghiệm để tiêm nhắc lại. Nếu có kết quả âm tính và cảm thấy đủ khỏe, bạn có thể đi tiêm vắc xin tăng cường. Trong trường hợp có những triệu chứng như bị ho hoặc cảm lạnh, bạn có thể cân nhắc hoãn tiêm để tránh lây bệnh cho người khác.

Liều tăng cường có khả năng chống lại Omicron không?

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vắc xin tăng cường cung cấp khả năng bảo vệ chống lại Omicron so với 2 liều vắc xin. Nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế Anh (UHSA) cho thấy mũi thứ 3 có hiệu quả 70-75% trong việc ngăn ngừa mắc bệnh do nhiễm Omicron trong thời gian đầu sau khi tiêm chủng.

Liều tăng cường có chống lại Delta không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy mũi thứ 3 giúp tăng cường bảo vệ trước Delta và các biến thể Covid-19 trước đó. Nghiên cứu của UHSA cho thấy mũi thứ 3 tăng mức độ bảo vệ lên đến 93-94%.

Đã tiêm 2 mũi AstraZeneca có thể tiêm liều tăng cường của Pfizer hoặc Moderna không?

Ngay cả khi được tiêm AstraZeneca cho 2 mũi đầu tiên, bạn nên tiêm vắc xin khác như Pfizer hoặc Moderna cho liều tăng cường. Nhiều nghiên cứu cho thấy những loại vắc xin mRNA hoạt động tốt nhất với vai trò mũi tiêm tăng cường, ngay cả khi bạn tiêm loại vắc xin khác trước đó. Ủy ban hỗn hợp về tiêm chủng Anh đã xem xét dữ liệu trước khi đưa ra khuyến nghị này.

Hiệu quả của vắc xin tăng cường?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mũi tiêm tăng cường làm tăng khả năng bảo vệ chống lại bệnh do Covid-19 đáng kể.

Theo UHSA, vắc xin tăng cường tăng mức độ bảo vệ lên 93,1% đối với những người đã được tiêm 2 mũi AstraZeneca trước đó, và 94% đối với Pfizer.

Trong thử nghiệm của Cov-Boost được công bố trên Lancet, tất cả các loại vắc xin tăng cường đều cải thiện khả năng miễn dịch chống lại Covid-19 nhờ gia tăng kháng thể nhắm vào virus.

Ngoài ra, mũi thứ 3 còn gia tăng tế bào T, một loại tế bào bạch cầu có liên quan đến việc chống lại nhiễm virus. Tuy nhiên, mũi tăng cường AstraZeneca sẽ không giúp tăng tế bào T ở những người đã được tiêm vắc xin này cho 2 liều trước đó.

Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 1.1 của Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.