Cả nước ghi nhận 13.321 ca Covid-19, 12.751 ca khỏi
Bản tin
Bộ Y tế tối 10.9 cho biết tính từ 17h ngày 9.9 đến 17h ngày 10.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 13.321 ca nhiễm mới. Trong ngày có 12.751 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 254 ca tử vong tại 13 tỉnh thành, ngoài ra 3 tỉnh Bình Dương,
Bình Thuận, Nghệ An cũng bổ sung 21 ca tử vong trước đó. Do vậy, tổng số ca tử vong được công bố trong ngày là 275 ca; tổng số
ca Covid-19 tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 14.745 ca.
Ngày 10.9: Cả nước 13.321 ca Covid-19, 12.751 ca khỏi | TP.HCM 7.539 ca
|
Thông tin về 13.321 ca nhiễm mới được công bố trong ngày 10.9 như sau:
- 13.306 ca ghi nhận trong nước, trong đó có 8.680 ca trong cộng đồng. Gồm: TP.HCM (7.539),
Bình Dương (3.563), Đồng Nai (823), Long An (321), Tây Ninh (248),
Tiền Giang (156), Kiên Giang (86), Bình Phước (58), Đồng Tháp (58),
Quảng Bình (48), Quảng Ngãi (45), Cần Thơ (37), Khánh Hòa (34), Bình Thuận (34),
Đà Nẵng (30), Hà Nội (29), Bạc Liêu (26), Đắk Lắk (26), An Giang (19), Đắk Nông (17), Quảng Nam (16),
Nghệ An (16), Bình Định (15), Phú Yên (13), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Thừa Thiên-Huế (8 ),
Bến Tre (6), Lâm Đồng (5), Thanh Hóa (5),
Vĩnh Long (3),
Ninh Thuận (3), Sơn La (3), Trà Vinh (2),
Gia Lai (2), Hưng Yên (1).
- Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 907 ca. Tại
TP.HCM tăng 1.990 ca, Bình Dương giảm 968 ca, Đồng Nai giảm 57 ca,
Long An giảm 91 ca, Tây Ninh tăng 87 ca.
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 12.523
- Kể từ đầu dịch đến nay
Việt Nam có 589.417 ca nhiễm, bình quân cứ 1 triệu người có 5.991 ca nhiễm.
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 585.051 ca, trong đó có 348.147 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước:
Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu,
Hoà Bình, Yên Bái,
Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng.
+ Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương,
Quảng Ninh, Lào Cai.
+ 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (286.242), Bình Dương (149.859), Đồng Nai (32.882), Long An (27.537), Tiền Giang (11.430).
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 350.921
Theo thống kê sơ bộ, số
bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.970 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.775
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.124
- Thở máy không xâm lấn: 112
- Thở máy xâm lấn: 930
Ngày 10.9: Thông báo 275 ca Covid-19 tử vong tại 13 tỉnh thành
|
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 254 ca tử vong tại 13 tỉnh thành. Gồm: TP.HCM (195),
Bình Dương (41), Tiền Giang (3), Đà Nẵng (3), Đồng Nai (3),
Đồng Tháp (2), Bình Thuận (1), An Giang (1), Kiên Giang (1), Cần Thơ (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Khánh Hòa (1), Nghệ An (1).
- Ngoài ra có 3 tỉnh bổ sung 21 ca tử vong từ trước đó, gồm: Bình Dương (14), Bình Thuận (4), Nghệ An (3).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 302 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 14.745 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn tỉ lệ 2,1% trên
thế giới.
- Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 278.892 xét nghiệm cho 539.875 lượt người. Số lượng
xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 14.391.605,8 mẫu cho 41.975.319 lượt người.
- Trong ngày 9.9 có 1.168.812 liều
vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 25.926.688 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 21.459.102 liều, tiêm mũi 2 là 4.467.586 liều.
Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp thêm một vắc xin Covid-19 của Trung Quốc
Ngày 10.9,
Bộ Y tế ban hành quyết định 4361/QĐ-BYT phê duyệt có điều kiện vắc xin Hayat - Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Hayat là loại vắc xin vi rút bất hoạt với mỗi liều 0,5 ml chứa 6,5 đơn vị kháng nguyên
SARS-CoV-2 (tế bào vero) bất hoạt dạng hỗn dịch tiêm.
Cơ sở sản xuất loại vắc xin này là Công ty Beijing Institute of Biological Products, Trung Quốc; đóng gói tại các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất.
Đơn vị đề nghị phê duyệt vắc xin là Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex.
Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp thêm một vắc xin Covid-19 của Trung Quốc
|
Cùng với việc phê duyệt,
Bộ Y tế yêu cầu các điều kiện đi kèm việc phê duyệt vắc xin Hayat-Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Cục Quản lý Dược có trách nhiệm cấp phép nhập khẩu vắc xin Hayat-Vax theo quy định; thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vắc xin nhập khẩu.
Cục Khoa học
công nghệ - Đào tạo có trách nhiệm lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vắc xin trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế của
Bộ Y tế trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó, hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị có đủ điều kiện tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vắc xin Hayat-Vax trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế trong quá trình sử dụng.
Cục Y tế Dự phòng thực hiện các trách nhiệm liên quan đến tiêm chủng vắc xin Hayat - Vax về việc ban hành hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng
vắc xin phòng Covid-19.
Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế có trách nhiệm tiến hành kiểm định và cấp giấy chứng nhận xuất xưởng lô vắc xin Hayat-Vax trước khi đưa ra sử dụng.
Bộ Y tế: Vắc xin Nanocovax hoàn thiện hồ sơ trước ngày 15.9
Hôm nay, 10.9, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã có cuộc họp trực tuyến về rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng (TNLS) các
vắc xin phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam, trong đó có vắc xin Nanocovax của Công ty Nanogen.
Theo Cục Khoa học
công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế), vắc xin Nano Covax (là vắc xin đầu tiên do Việt Nam nghiên cứu sản xuất được Bộ Y tế phê duyệt TNLS - phóng viên) đã được nghiệm thu kết quả TNLS giai đoạn 1.
Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành tiêm 2 liều vắc xin trong TNLS giai đoạn 2 và 3.
Ngày 22.8 vừa qua, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia (Hội đồng Đạo đức) đã họp khẩn cấp đánh giá kết quả giữa kỳ TNLS giai đoạn 3a.
“Bộ Y tế sẽ sớm tổ chức thẩm định báo cáo kết quả giữa kỳ TNLS giai đoạn 3a với đầy đủ các kết quả xét nghiệm đánh giá tính sinh miễn dịch và báo cáo giữa kỳ TNLS giai đoạn 3b của vắc xin này khi nhận được hồ sơ của tổ chức chủ trì nghiên cứu”, đại diện Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo cho biết.
Bộ Y tế yêu cầu hoàn thiện hồ sơ vắc xin NanoCovax ngừa Covid-19 trước ngày 15.9
|
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu TNLS, phát triển vắc xin phòng Covid-19, đánh giá đến nay việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất các loại vắc xin ở Việt Nam có nhiều tín hiệu đáng mừng.
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các vụ, cục chức năng của bộ tích cực tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đơn vị nghiên cứu, đảm bảo nguồn kinh phí cho việc nghiên cứu,
chuyển giao công nghệ vắc xin Covid-19.
Với vắc xin Nanocovax, GS Thuấn đề nghị nhóm nghiên cứu, nhà sản xuất khẩn trương tăng tốc, làm ngày làm đêm, sớm nộp hồ sơ bổ sung gửi tới Hội đồng Đạo đức và Hội đồng Tư vấn
cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Hội đồng Cấp phép), trình xem xét kết quả để đánh giá khả năng cấp phép cấp bách cho vắc xin này.
“Việc nộp hồ sơ bổ sung này cần thực hiện trước ngày 15.9”, Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu.
Vừa qua, Bộ Y tế ban hành Thông tư 11/2021/TT-BYT “Hướng dẫn đăng ký lưu hành vắc xin phòng
Covid-19 trong trường hợp cấp bách”.
Thông tư này quy định về trường hợp được miễn một số giai đoạn TNLS
vắc xin Covid-19. Trong đó, nhà sản xuất được sử dụng giữ liệu nghiên cứu TNLS giai đoạn 3b xin cấp phép khẩn cấp.
Người dân trung tâm Hà Nội gần nửa đêm vẫn chờ tiêm vắc xin Covid-19
Trong tối 9.9.2021, khoảng 1.400 người dân đã có mặt tại Cung Văn hoá lao động Hữu nghị Việt - Xô (ở Q.Hoàn Kiếm,
TP.Hà Nội) xếp hàng đợi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Hoạt động tiêm vắc xin kéo dài đến tận 23 giờ đêm.
Từ ngày 9.9, Hà Nội bắt đầu triển khai tiêm vắc xin và
xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ người dân trên địa bàn, theo yêu cầu của lãnh đạo thành phố.
Để thực hiện kế hoạch này, 11 tỉnh, thành phố đã huy động 3.355 y, bác sĩ hỗ trợ Hà Nội. Trong đó, Bắc Giang 806 người; Hưng Yên 500 người;
Phú Thọ 500 người; các tỉnh thành Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương cùng hỗ trợ 200 người; Thái Nguyên 199 người; Hà Nam hỗ trợ 150 người và tỉnh Hoà Bình hỗ trợ 39 bác sĩ, 161
điều dưỡng.
Người dân trung tâm Hà Nội gần nửa đêm vẫn chờ tiêm vắc xin Covid-19
|
Điểm tiêm Cung Văn hoá lao động Hữu nghị Việt - Xô rất rộng, việc đón tiếp, phân luồng cũng được chú trọng nên không xảy ra tình trạng người dân chen lấn, vi phạm
nguyên tắc 5K.
Người dân được nhân viên y tế kiểm tra huyết áp và thân nhiệt trước khi tiêm. Nhiều người lớn tuổi được kiểm tra huyết áp 2 đến 3 lần do chỉ số huyết áp cao bất thường và được hướng dẫn hít thở, nghỉ ngơi sau đó đo lại để đảm bảo an toàn trước khi tiêm.
Trong ngày 9.9,
lực lượng y tế thay ca, duy trì hết công suất của điểm tiêm này.
Mặc dù đã muộn, hàng trăm người dân vẫn có mặt chờ làm thủ tục, kiểm tra sức khoẻ để được tiêm vắc xin phòng Covid-19, trong số này có nhiều người già.
Theo chỉ thị của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, thành phố phải hoàn thành
tiêm vắc xin mũi 1 cho 100% người dân trên 18 tuổi trước ngày 15.9. Với tổng số khoảng 1.500 dây chuyền tiêm chủng, ngày cao điểm có thể tiêm được hơn 268.000
mũi vắc xin trên toàn địa bàn. Trong ngày 9.9, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tiêm vắc xin để hướng tới hoàn thành mục tiêu phủ vắc xin 100% người dân thủ đô từ 18 tuổi trước ngày 15.9.
Ùn ùn kéo đến tiêm vắc xin Covid-19 ở phường đông dân nhất Hà Nội
|
Hiện
ngành y tế thủ đô tiêm được hơn 2,8 triệu mũi, trong đó trên 2,5 triệu người đã tiêm mũi 1 và hơn 317.000 người tiêm đủ 2 mũi. Như vậy, gần 40% người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn thủ đô đã được tiêm vắc xin.
Theo ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND Q.Hoàn Kiếm, hiện tại trên địa bàn quận có 120.000 dân, trong đó số trên 18 tuổi có khoảng 89.000 người. Thời gian qua, quận đã tập trung triển khai song song vừa lấy mẫu xét nghiệm vừa triển khai
tiêm chủng. Để thực hiện đợt cao điểm, quận đã tăng công suất và kéo dài thời gian tiêm chủng cả buổi tối cho người dân. Ngày 9.9 là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm tổ chức tiêm thêm vào ban đêm nhằm đáp ứng yêu cầu sớm phủ
vắc xin phòng Covid-19 cho người dân.
Bà Phùng Phương Thảo, Chủ tịch UBND phường Trần Hưng Đạo (thuộc Q.Hoàn Kiếm), cho biết tại điểm tiêm Cung Văn hoá lao động Hữu nghị Việt - Xô, trong ngày 9.9 tiêm cho khoảng 2.400 người dân 3 phường Trần Hưng Đạo, Hàng Gai và Cửa Nam.
Trong chiều 9.9, điểm tiêm đã tiêm cho khoảng 1.000 người và từ 18 - 23 giờ tối 9.9 tiêm cho khoảng 1.400 người.
Chưa hết khó vì dịch Covid-19, ngư dân Đà Nẵng lại "chạy" bão số 5
Ngày 10.9.2021, dưới cơn mưa nặng hạt do ảnh hưởng của bão số 5 đang tiến vào biển Đông, các khách sạn, ngư dân tại
TP.Đà Nẵng khẩn trương huy động nhân lực chằng chống nhà cửa, đưa ghe thuyền lên bờ “chạy đua” với bão.
Theo ghi nhận, sáng 10.9.2021 ngư dân tại Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) xuống biển từ sáng sớm đội mưa thu dọn ngư lưới cụ, kéo thuyền thúng lên bờ
tránh bão số 5.
Tại khu vực biển Thọ Quang (Q.Sơn Trà) hàng chục dân phòng, dân quân tự vệ giúp đỡ ngư dân đưa thuyền thúng lên sát mặt đường. Một số thuyền thúng lớn đang neo đậu ngoài biển được kêu gọi vào cầu cảng của Trạm biên phòng K15 (Bộ đội Biên phòng TP.Đà Nẵng) dưới chân núi Sơn Trà để
tránh trú bão.
Ngư dân Đà Nẵng chưa hết khó vì dịch Covid-19 phải kéo ghe thuyền chạy bão số 5
|
Bên cạnh đó, các khách sạn ven biển Đà Nẵng đã huy động nhân viên đang “3 tại chỗ” triển khai các phương án chằng chống, ứng phó với
bão số 5.
Thời gian qua, khi
Đà Nẵng thực hiện các biện pháp chống dịch cấp bách, lực lượng chống dịch cấp cơ sở căng mình ngày đêm thực hiện nhiều nhiệm vụ. Hết ca trực chốt kiểm soát dịch, lực lượng chống dịch cấp cơ sở lại phải đội mưa giúp ngư dân kéo ghe thuyền lên bờ tránh bão.
Giữa lúc
dịch bệnh Covid-19 còn chưa ổn định, Đà Nẵng vẫn đang thực hiện
giãn cách xã hội thì người dân phải chuẩn bị ứng phó bão khiến nhiều cơ sở rơi vào cảnh khó càng thêm khó. Các ngư dân sử dụng giấy đi đường với mục đích bảo quản ghe thuyền, ngư dân tất tả chuyển ghe thuyền lên bờ “chạy” bão số 5.
Đối ngư dân Đà Nẵng, dù đã quá quen với cảnh kéo thuyền tránh bão, thế nhưng năm nay do dịch bệnh kéo dài khiến họ không thể vươn khơi bám biển mưu sinh, cuộc sống rơi vào khó khăn. Họ huy động người trong gia đình, hàng xóm giúp nhau chuyển
ghe tàu, thậm chí có người quá khó đành phải nợ cả tiền thuê xe cẩu cứu ghe tàu tránh bão.
Thanh Hóa test nhanh Covid-19 cho ngư dân lên bờ tránh bão số 5
Sáng ngày 10.9.2021, ở nhiều cảng cá trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa, nhân viên y tế đã đồng loạt đến các bến cảng để test nhanh cho ngư dân vừa vào bờ để tránh trú bão số 5.
Các ngư dân được lấy mẫu test nhanh là thuyền viên đi trên tàu cá ở các tỉnh khác, nhưng vào các cảng cá của
tỉnh Thanh Hóa để tránh trú bão, và bán hải sản; hoặc là những ngư dân của tỉnh Thanh Hóa trong quá trình đi đánh bắt có tiếp xúc với người dân trên tàu của các tỉnh khác.
Ghi nhận tại cảng cá Lạch Bạng, thuộc phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trong sáng 10.9.2021, hàng trăm ngư dân sau khi vào bờ đã đến khu vực được tổ chức lấy mẫu để
test nhanh Covid-19 theo quy định.
Thanh Hóa khẩn trương xét nghiệm nhanh Covid-19 cho ngư dân vào bờ tránh bão số 5
|
Không chỉ ngư dân tại cảng Lạch Bạng được test nhanh, mà nhiều cảng cá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, như cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc; cảng cá Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn chính quyền các địa phương và ngành y tế cũng đã kiểm soát người dân từ tỉnh khác đi vào vào neo đậu, tránh trú bão đều được test nhanh để kiểm soát, ngăn chặn
dịch bệnh Covid-19 lây nhiễm.
Để vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa ứng phó với bão số 5, chiều ngày 9.9.2021, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các địa phương lên phương án vừa
phòng, chống bão vừa phòng chống dịch.
Theo đó, đối với tàu thuyền của các tỉnh khác vào tỉnh Thanh Hóa trú bão thì các thuyền viên trên tàu phải được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 và bố trí ngay 1
khu cách ly tập trung tạm thời riêng cho các thuyền viên; sau khi bão tan, khẩn trương bố trí các thuyền viên quay trở lại tàu.
Đối với người dân khu vực ven biển phải sơ tán, thì các địa phương phải tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho người dân. Riêng khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội thì hạn chế đến mức tối đa việc sơ tán tập trung; ưu tiên việc chằng chống, gia cố an toàn nhà cửa để ứng phó với bão. Trong trường hợp bắt buộc phải sơ tán tập trung, thì cần tuân thủ
thực hiện “5K”.
Bệnh viện Quân y 175 ra mắt tổng đài tư vấn mọi loại bệnh giữa dịch Covid-19
Ngày 10.9.2021, Bệnh viện Quân y 175 (tại TP.HCM), đã tổ chức buổi lễ ra mắt tổng đài đa kênh, tư vấn tất cả các loại bệnh bao gồm cả Covid-19 qua đầu số 19001175.
Theo đó, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên người dân có nhu cầu tư vấn, điều trị bệnh, phòng chống dịch, chăm sóc sức khỏe cho bản thân gặp nhiều khó khăn.
Trước nhu cầu cần thiết việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã quyết định thành lập và đưa vào hoạt động “tổng đài đa kênh Bệnh viện Quân y 175” với đầu số 19001175 bằng hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh.
Tổng đài đa kênh của Bệnh viện Quân y 175 sẽ thực hiện tư vấn về các họat động khám chữa bệnh, các gói dịch vụ, thủ tục hành chính, tư vấn sức khỏe, công tác tuyển dụng, đối ngoại; qua đó giúp người bệnh tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh, các thông tin tư vấn về phòng chống dịch, chăm sóc sức khỏe cho bản thân được nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
Bệnh viện Quân y 175 ra mắt tổng đài tư vấn mọi loại bệnh giữa dịch Covid-19
|
Khi người dân có nhu cầu tư vấn khám chữa bệnh thông thường hoặc Covid-19 sẽ gọi vào số tổng đài 19001175. Ở tình huống tư vấn tiếng Việt, tổng đài hướng dẫn người gọi bấm phím 1 đế tư vấn về Covid-19, phím 2 để tư vấn về bệnh thông thường, bệnh mạn tính hoặc bấm phím 3 để tư vấn về các nội dung hành chính.
Sau đó cuộc gọi sẽ được kết nối đến các số điện thoại tư vấn viên. Trong tình huống cần tư vấn chuyên sâu, các tư vấn viên sẽ bấm phím theo mã chuyên gia để chuyển cuộc gọi đến chuyên gia tư vấn chuyên sâu.
Thu giữ 9.600 hộp thuốc điều trị Covid-19 nhập lậu từ Trung Quốc
Ngày 10.9, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) -
Công an TP.HCM bắt giữ lô thuốc điều trị Covid-19 nhập lậu từ Trung Quốc.
Theo cơ quan công an, loại thuốc này chưa được cấp phép tại Việt Nam.
C03 cho biết, thời gian qua, lợi dụng diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở TP.HCM và các tỉnh phía nam phức tạp, một số băng nhóm tội phạm nhập lậu các loại thuốc từ
Trung Quốc được quảng cáo điều trị bệnh Covid-19 để buôn bán, thu lợi bất chính.
Qua quá trình theo dõi, trinh sát của C03 và PC03 đã nắm được thủ đoạn này.
Thu giữ 9.600 hộp thuốc “điều trị Covid-19” dán nhãn mác Trung Quốc
|
Ngày 9.9, trinh sát Cục C03 phối hợp PC03 chặn ô tô tải nghi vấn ở Q.8 để kiểm tra. Cơ quan công an đã phát hiện
400 hộp thuốc nhãn hiệu Trung Quốc được gọi là "Liên Hoa Thanh Ôn". Toàn bộ số thuốc chưa được phép lưu hành và không có hóa đơn chứng từ.
Làm việc với cơ quan công an, tài xế Trần Văn Hoàng (38 tuổi) khai nhận số hàng được vận chuyển từ kho của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Toyo ở Q.Bình Tân. Mở rộng điều tra, công an đã khám xét kho hàng công ty này, phát hiện thêm 9.200 hộp thuốc cùng loại.
CQĐT xác định, cầm đầu trong đường dây này là Tham Vĩ Điệp (Giám đốc công ty TNHH thương mại và sản xuất Toyo).
"Liên Hoa Thanh Ôn" được nhập lậu từ Trung Quốc. Loại thuốc này được quảng cáo là điều trị được bệnh Covid-19 và đang được bán lén lút cho người dân trong nước.
Hiện CQĐT đang điều tra mở rộng, xác minh làm rõ hành vi những người liên quan để tiến hành truy bắt những người liên quan vụ án
mua bán thuốc điều trị Covid-19 nhập lậu.
Hàng quán bán mang về: Rục rịch dọn dẹp nhưng chưa vội mở bán
Sau gần 3 tháng tạm ngừng
kinh doanh; bùn, bụi đã phủ đầy tiệm "Gà ta xứ Quảng" nằm tại số 116 Nguyễn Văn Cừ (Q.1, TP.HCM)
Từ khi dịch bùng phát, cả gia đình chị Nga mắc kẹt lại ở Sài Gòn. Mặc dù được giảm giá thuê nhà nhưng hai vợ chồng liêu xiêu vì không có thu nhập, lại nuôi 3 người con. Vui mừng khi nghe tin TP.HCM cho phép hàng quán được bán mang về, tuy nhiên chủ quán ăn xứ Quảng vẫn chưa sẵn sàng để mở lại.
Hàng quán bán mang về: Rục rịch dọn dẹp nhưng chưa sẵn sàng mở lại!
|
"Chắc qua 15 sẽ bán thôi nhưng cũng chưa chắc nữa. Nói chung cho bán lại thì bán nhưng mình cũng chưa đảm bảo là qua ngày 15 sẽ mở", chị Nga chia sẻ.
May mắn hơn tiệm
Gà ta xứ Quảng, quán
chè Mẹ siêu nhân trên đường Lê Văn Duyệt (P.3, Q. Bình Thạnh) đã có những đơn hàng trong ngày đầu bán online, dù số lượng ít ỏi.
"Mở bán từ lúc 11 giờ. Hôm nay chỉ nấu một nửa công suất so với bình thường, nửa khác gửi bên đơn vị chống dịch, bán đến 15 giờ 30 hết rồi", anh Lê Văn Quang, chủ quán nói.
Chị Nga cọ rửa tủ hàng, bàn ghế nhưng chưa vội bán
|
Thông báo được đưa ra từ chiều tối 8.9.2021 cho biết, TP.HCM cho phép loại hình kinh doanh
dịch vụ ăn uống mở cửa bán mang đi với các điều kiện: Quán được mở bán khi có đăng ký giấy phép kinh doanh; bán từ 6 giờ-18 giờ.
Các cơ sở kinh doanh theo hình thức "3 tại chỗ", có nghĩa là lo cho nhân viên ăn ngủ tại chỗ. Người bán đã chích 1 hoặc 2 mũi vắc xin
Covid-19, đi test mẫu gộp 2 ngày/lần và chỉ được bán hàng cho shipper nội quận.
Trên thực tế, rất ít cơ sở đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên để kịp hoạt động trở lại trong ngày 9.9.
Hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chưa hoạt động trở lại trong ngày 9.9
|
Các quán ăn thời điểm này phải đối mặt với các vấn đề như việc lo chi phí ăn uống cho nhân viên "3 tại chỗ"; việc nhập nguyên vật liệu từ các chợ ở các quận khác nhau, trong khi hầu hết các chợ chưa hoạt động lại nên phải mua nguyên vật liệu giá rất cao và không đủ hàng.
Còn rất nhiều
tin tức, phóng sự đáng chú ý khác trong
Bản tin Covid-19 ngày 10.9 lúc 20 giờ trên các nền tảng của Báo
Thanh Niên.
Bình luận (0)