Bệnh nhân Covid-19 thứ 63 và 64 tử vong ở Việt Nam
Chiều 19.6, theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam đã ghi nhận thêm 2 bệnh nhân Covid-19 tử vong.
Ca tử vong 63 là bệnh nhân có mã số BN12151 (nữ, 90 tuổi) có địa chỉ tại H.Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang.
Ngày 12.6, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với
SARS-CoV-2 và được
điều trị tại cơ sở thu dung bệnh nhân Covid-19 đặt tại Công ty CP Đầu tư phát triển Fuji Bắc Giang.
Ngày 14.6, bệnh nhân ho có đờm, tức ngực, khó thở nhẹ, người mệt mỏi, được hội chẩn và chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang.
Ngày 16.6, bệnh nhân mệt mỏi, sốt 39 độ C, thở ô xy dòng cao FiO2 90%, xuất hiện phù căng cứng cẳng tay trái, xuất huyết dưới da thành mảng, được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm bù dịch, dùng thêm kháng sinh Linezolid, Meropenem.
Dù được điều trị tích cực nhưng tình trạng bệnh của bệnh nhân ngày càng diễn tiến nặng. Bệnh nhân tử vong lúc 3 giờ 44 phút ngày 18.6. Chẩn đoán tử vong: viêm phổi nặng do
SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan trên bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, hoại tử cẳng tay trái, lão suy.
Bệnh nhân Covid-19 thứ 63 và 64 tử vong: BN3866 và BN12151
|
Ca tử vong 64 là bệnh nhân có mã số BN3866 (nam, 67 tuổi) có địa chỉ tại Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Bệnh nhân tiền sử ung thư phế quản, di căn xương và màng phổi.
Bệnh nhân điều trị
ung thư phổi tại tại khoa Nội 2, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội). Ngày 15.5, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh (Hà Nội). Bệnh nhân được điều trị và theo dõi tích cực, sử dụng thuốc chống viêm, điều chỉnh rối loạn đông máu và kháng sinh phổ rộng điều trị bội nhiễm.
Tuy nhiên, bệnh nhân đáp ứng điều trị kém, tình trạng suy hô hấp tiến triển tăng, phải tiến hành can thiệp đặt ống nội khí quản, thở máy ngày 31.5.
Bệnh nhân tuy được hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện, nhưng tình trạng
tổn thương phổi không cải thiện, nhiễm trùng tiến triển nặng dần, rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân tiên lượng nguy cơ tử vong cao, được hội chẩn bệnh viện và trao đổi với người nhà tình trạng bệnh, gia đình xin chăm sóc giảm nhẹ. Bệnh nhân tử vong lúc 0 giờ 45 phút ngày 19.6. Chẩn đoán tử vong:
viêm phổi do SARS-CoV-2, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm nấm candida xâm lấn trên bệnh nhân ung thư phế quản trái giai đoạn 4, di căn màng phổi và xương.
TP.HCM đã bắt đầu chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin
Sáng 19.6, UBND TP.HCM phối hợp với Bộ Y tế tổ chức lễ khởi động chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 trên địa bàn TP.HCM tại Khu công nghệ cao, TP.Thủ Đức, với sự tham dự và chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.
TP.HCM đã bắt đầu chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19
|
Sau lễ khởi động, gần 1.000 công nhân của Công ty TNHH Nipro Pharma Việt Nam và Công ty FPT Software đã được tiêm những mũi vắc xin đầu tiên.
Sau đó, ngành y tế sẽ sắp xếp tiêm chủng cho người lao động ở các công ty khác hoạt động bên trong Khu công nghệ cao TP.HCM theo từng đợt, số lượng khoảng 45.000 người.
Đối với các doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn sẽ được sắp xếp tiêm chủng sau. Lãnh đạo Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM nhìn nhận việc ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 trước cho công nhân giúp doanh nghiệp và người lao động an tâm sản xuất, kinh doanh.
Nhân viên công ty FPT ngồi giãn cách chở đến lượt tiêm
|
TP.HCM có 17 khu chế xuất và khu công nghiệp với 280.000 người lao động, riêng Khu công nghệ cao TP.HCM có khoảng 45.000 người lao động.
Trước đó, theo phân bổ của Chính phủ, có 836.000 liều vắc xin Covid-19 được chuyển cho TP.HCM.
Trong đó, 786.000 liều dùng tiêm cho các đối tượng thuộc Nghị quyết 21 và 50.000 liều thuộc đối tượng bộ đội, công an trên địa bàn
TP.HCM. Công nhân là lực lượng sản xuất tạo ra của cải cho xã hội và được Chính phủ, TP.HCM ưu tiên tiêm trong đợt tiêm lớn nhất tại TP.HCM.
Bộ Y tế chỉ đạo TP.HCM tổ chức những điểm tiêm chủng lưu động nơi thông thoáng, đảm bảo giãn cách, đảm bảo phòng chống dịch và an toàn tiêm chủng. Sau tiêm, phải có ghế dựa cho người dân ngồi theo dõi, có trà đường cho người dân uống.
Theo dõi phản ứng sau tiêm chặt chẽ.
|
Hoạt động tiêm vắc xin Covid-19 sáng nay 19.6 được triển khai theo đúng quy định của Bộ Y tế, gồm tư vấn, tiêm, theo dõi sau tiêm và xử lý phản ứng (nếu có)
Bộ Thông tin - truyền thông cũng hướng dẫn những người đi tiêm tải App Sổ
sức khỏe điện tử để tiến hành quản lý tiêm chủng, kịp thời tư vấn và xử lý phản ứng sau tiêm, đồng thời quản trị dữ liệu tiến tới ứng dụng hộ chiếu vắc xin.
TP.HCM siết chặt, nâng cao hơn mức độ các biện pháp phòng, chống dịch
Trưa 19.6, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM tổ chức cuộc họp khẩn để thảo luận, triển khai phương án cấp bách trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn.
Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận định tiêm vắc xin là một trong những biện pháp căn cơ nhất để đẩy lùi dịch bệnh
Sở Y tế TP.HCM nhận định các chuỗi lây nhiễm lớn trên địa bàn liên quan chủng virus Delta gây lây nhiễm mạnh trong gia đình, hàng xóm, nơi làm việc, từ nơi làm việc về nhà khiến dịch lan nhanh, rộng tại TPHCM. Các chuỗi dịch lớn là tại các khu nhà trọ,
cụm dân cư tại các quận, huyện; đã ghi nhận các bệnh nhân làm việc trong các khu công nghiệp, nhân viên y tế và nhân viên văn phòng.
Nhấn mạnh về diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng căn cơ nhất vẫn là tiêm vắc xin nhưng để vắc xin hoạt động hiệu quả cần có thời gian.
Do đó, trước mắt vẫn cần tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch triệt để và tầm soát diện rộng. Đồng thời có biện pháp kiểm soát và giảm bớt dòng người đến
TPHCM.
Nâng cao mức
giãn cách xã hội tại thành phố; đối với những địa điểm, khu vực có thể đảm bảo an toàn với dịch bệnh thì thực hiện biện pháp nới lỏng hơn. Riêng hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa chỉ hạn chế khi thật sự cần thiết, tránh việc đình trệ.
TP.HCM sắp tiêm vắc xin Covid-19 cho toàn bộ cho toàn bộ giáo viên
|
Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm để tạo nề nếp, kỷ cương trong quá trình thực hiện phòng chống dịch bệnh. Quyết tâm sau 1 tuần tới,
TP.HCM có thể khống chế được dịch bệnh; chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn để duy trì lợi ích lâu dài.
Tạm thời đóng cửa Big C Miền Đông
Sáng 19.6.2021 siêu thị Big C trên đường Tô Hiến Thành, Q.10, TP.HCM đã phải tạm thời đóng cửa vì có ca dương tính Covid-19 từng tới mua sắm.
Thấp thỏm chờ tin vợ khi Big C Tô Hiến Thành tạm đóng cửa vì Covid-19
|
Theo quan sát của phóng viên,
siêu thị Big C Miền Đông vào chiều 19.6 ở trong tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, cả 3 cổng ra vào tòa nhà Big C Tô Hiến Thành đều đã đóng kín, lực lượng công an có mặt chốt trực tại cổng, người dân không thể ra hay vào đây.
Trước đó, nhiều người dân vào mua hàng tại đây khi không kịp trở ra khi lực lượng chức năng đã tiến hành
phong tỏa.
Cổng chính ra vào siêu thị Big C Miền Đông đóng kín mặc dù đang trong thời gian hoạt động hằng ngày
|
Ngay sau đó, các nhân viên y tế cũng đã tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ khuôn viên của tòa nhà.
Một nhân viên của siêu thị Big C Miền Đông cho hay: “Tôi không liên lạc được với đồng nghiệp ở trong đó nữa. Công ty cũng chưa thông báo gì nên tôi đứng chờ ở đây”.
Nhiều người có người thân làm việc tại siêu thị cũng tới đứng ở ngoài cổng thấp thỏm ngóng tình hình. Tuy nhiên, sau đó họ được lực lượng làm nhiệm vụ ở đây thông báo Big C tạm thời không cho ra vào và hướng dẫn trở về nhà chờ lấy mẫu xét nghiệm.
Siêu thị Big C Miền Đông cũng đã được giăng dây và cho phun khử khuẩn. Lực lượng chức năng cũng làm việc với các nhân viên để truy vết những người tiếp xúc gần với ca dương tính Covid-19.
Chùm lây nhiễm Covid-19 phức tạp liên quan nhân viên bảo vệ ở Đà Nẵng
Chiều 19.6, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng thông tin kết quả tách mẫu đơn của nhóm 70 ca F1 liên quan đến nhân viên bảo vệ
Công ty Nhựa Duy Tân trước đó được xác định nhiễm Covid-19.
Cụ thể, trong số 70 trường hợp nghi ngờ này có 18 trường hợp khẳng định dương tính với Covid-19, nâng tổng số ca mắc là các F1 của BN 12437 lên con số 23 ca được phát hiện trong ngày.
Chùm lây nhiễm Covid-19 phức tạp liên quan nhân viên bảo vệ ở Đà Nẵng
|
Liên quan đến BN này, UBND Q.Thanh Khê (Đà Nẵng) nhanh chóng thiết lập khu vực cách ly nơi BN cư trú, truy vết và lấy mẫu 436 người tiếp xúc gần và trong khu vực dân cư.
CDC Đà Nẵng thông tin khẩn tìm người đến 3 địa điểm liên quan đến BN 12437, gồm quán cơm tại số 421 Lê Duẩn; Công ty Nhựa Duy Tân (145 Điện Biên Phủ) tiệm bánh Ponpas Bakery & Coffee (143 Điện Biên Phủ). Đây là các điểm BN 12437 có đến, riêng công ty Nhựa Duy Tân là nơi BN làm công việc bảo vệ.
Những ai có liên quan đến 3 địa điểm nói nên từ ngày 10 đến 18.6 liên hệ với trung tâm y tế các quận, huyện trên địa bàn thành phố để cung cấp thông tin và được hỗ trợ kiểm soát, phòng dịch
Covid-19.
Hiện tại, ngành y tế
Đà Nẵng cũng đang phối hợp với các địa phương tiếp tục truy vết, xác định nguy cơ đối với những trường hợp liên quan đến bệnh nhân người Nghệ An nhiễm Covid-19 có đến đến Đà Nẵng bán vải. Tính đến sáng 19.6, đã có 67 người được xác định có tiếp xúc gần. Hiện 67 trường hợp này đã được xét nghiệm và tất cả đều âm tính với Covid-19.
Tài xế mắc Covid-19 đi dọc Bắc - Trung - Nam, Lào Cai khẩn cấp truy vết
Liên quan đến BN12255 mắc Covid-19 ở
tỉnh Lào Cai là tài xế xe container với lịch trình phức tạp đi khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam, vào trưa 19.6.2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Lào Cai đã thông tin về ca nhiễm Covid-19 thứ hai tại đây, là F1 của tài xế này.
Bệnh nhân vừa được công bố là BN12540, là một phụ nữ 33 tuổi, ở phường Lào Cai, thành phố Lào Cai. Hiện BN12540 đã được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương.
Trước đó trong ngày 14.6, người phụ nữ có tiếp xúc gần với
tài xế xe container. Cho đến ngày 18.6 khi biết tài xế dương tính Covid-19, chị đã chủ động
khai báo y tế và được đưa đi cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm.
Theo điều tra lịch trình, từ ngày 14 -17.6, BN12540 đã đi làm việc, di chuyển đến nhiều nơi trên địa bàn thành phố Lào Cai.
Kết quả truy vết đến 12 giờ ngày 19.6, CDC Lào Cai đã lập danh sách, quản lý 30 trường hợp F1, 63 trường hợp F2. Các trường hợp F1 đã được chuyển đi cách ly tập trung tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai và khu cách ly tập trung.
Lào Cai phát hiện ca Covid-19 liên quan tài xế xe container chạy Bắc – Trung Nam
|
CDC Lào Cai cũng ra thông báo khẩn yêu cầu những người đến những địa điểm sau đây cần thông báo ngay cho cơ quan y tế nơi gần nhất, gồm:
- Khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh Cửa khẩu quốc tế Kim Thành tỉnh Lào Cai từ 14 giờ 30 phút -15 giờ 30 phút ngày 14.6.
- Số nhà 066 đường Nguyễn Huệ, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai từ 16 giờ 30 phút đến 23 giờ ngày 14.6; từ 21 giờ - đến 23 giờ ngày 15.6; từ 17 giờ đến 23 giờ ngày 17.6.
- Công ty Thanh Phong, số 098 đường Nguyễn Đức Cảnh, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai từ 7 giờ - 17 giờ ngày 15.6; từ 7 giờ - 17 giờ ngày 16.6; từ 7 giờ - 17 giờ ngày 17.6.
- Số nhà 055 đường Triệu Quang Phục, phườngPhố Mới, thành phố Lào Cai từ 17 giờ đến 20 giờ ngày 15.6; từ 21 giờ - 23 giờ ngày 16.6.
- Quán gội đầu, số nhà 057 đường Triệu Quang Phục, phường Phố Mới, thành phố Lào Cai từ 20 giờ - 21 giờ ngày 15.6.
- Quán Nướng Cộng Hòa, đường An Dương Vương, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai từ 19 giờ - 21 giờ ngày 16.6.
Cơ quan chức năng
tỉnh Lào Cai đã ra lệnh tạm thời phong tỏa 3 khu vực liên quan gồm: nhà riêng của bệnh nhân, nhà bác ruột của bệnh nhân và quán nướng Cộng Hòa để xử lý môi trường, ngăn chặn nguy cơ dịch lây nhiễm trong cộng đồng.
Tài xế mắc Covid-19 đi dọc Bắc - Trung - Nam, Lào Cai khẩn cấp truy vết
|
Trở lại với BN12255 là tài xế lái xe container, đây là ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng tại tỉnh Lào Cai. Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam
BN12255 có lịch sử di chuyển rất phức tạp đã đi qua nhiều tỉnh, thành phố và hiện chưa xác định được nguồn lây. Tỉnh Lào Cai đang yêu cầu điều tra chính xác dịch tễ của bệnh nhân này để có giải pháp ứng phó dịch phù hợp, hiệu quả.
Bình luận (0)