13.137 ca nhiễm mới, 9.211 ca được công bố khỏi bệnh
Bản tin
Bộ Y tế tối 5.9 cho biết tính từ 17h ngày 4.9 đến 17h ngày 5.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 13.137 ca nhiễm mới. Có 9.211 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày.
Trong ngày 5.9, tổng hợp số liệu tử vong do các sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 281 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành phố; nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại
Việt Nam tính đến nay lên 13.074 ca.
Tỷ lệ dương tính Covid-19 ở vùng đỏ, vùng cam tại TP.HCM giảm từ 3,6% còn 2,7%
|
Thông tin về 13.137 ca nhiễm mới được công bố trong ngày 5.9 như sau:
- 13.101 ca ghi nhận trong nước, trong đó có 7.521 ca trong cộng đồng. Gồm: TP.HCM (6.226),
Bình Dương (3.540), Đồng Nai (1.243), Long An (756), Kiên Giang (345), Tiền Giang (133), Cần Thơ (100), Tây Ninh (91), Đồng Tháp (78), Khánh Hòa (74), An Giang (73), Đà Nẵng (64),
Hà Nội (53), Bà Rịa - Vũng Tàu (51), Nghệ An (48),
Bình Thuận (47), Trà Vinh (33), Quảng Ngãi (25), Phú Yên (24), Bình Phước (22), Vĩnh Long (20), Bình Định (13), Cà Mau (6), Lâm Đồng (5), Bến Tre (5), Bắc Ninh (5), Quảng Trị (4), Thanh Hóa (4), Lạng Sơn (3), Sơn La (2), Bạc Liêu (2),
Ninh Thuận (1),
Quảng Nam (1), Hà Tĩnh (1), Bắc Giang (1), Quảng Ninh (1), Đắk Nông (1).
- Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 3.580 ca. Tại TP.HCM tăng 2.122 ca, Bình Dương tăng 1.055 ca, Đồng Nai tăng 251 ca, Long An tăng 212 ca,
Kiên Giang tăng 220 ca.
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 524.307 ca nhiễm, đứng thứ 51/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 160/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.330 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):
+ Có 9/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước:
Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái,
Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
+ Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương,
Quảng Ninh.
+ 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (251.414), Bình Dương (132.433), Đồng Nai (28.549), Long An (25.085),
Tiền Giang (10.571).
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 291.727
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.291 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.015
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.207
- Thở máy xâm lấn: 892
Ngày 5.9: Thông báo 281 ca Covid-19 tử vong tại 11 tỉnh thành
|
Trong ngày 5.9, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 281 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành phố. Gồm:
TP.HCM (222), Bình Dương (38), Tiền Giang (5), Cần Thơ (4), Long An (3), Bình Thuận (2), Đồng Tháp (2), Khánh Hòa (2), Hà Nội (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Đồng Nai (1).
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.074 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với
tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên
thế giới (2,1%).
- Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 494.098 xét nghiệm cho 807.773 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 17.201.086 mẫu cho 38.990.152 lượt người.
Trong ngày 4.9 có 336.381 liều
vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 21.445.181 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 18.246.636 liều, tiêm mũi 2 là 3.198.545 liều.
Q.7 tính chuyện mở cửa lại cho kinh doanh đường phố
Sáng 5.9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên dẫn đầu đoàn công tác của thành phố làm việc với Quận ủy Q.7 để lắng nghe những mặt làm được và phương hướng, kịch bản cho những ngày tới, các đề xuất, kiến nghị cần thành phố tháo gỡ.
TP.HCM dự kiến sẽ chọn
Q.7 làm thí điểm trong tiến trình đưa thành phố trở về cuộc sống bình thường mới.
Ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND Q.7 cho biết công tác phòng chống dịch trên địa bàn vận hành theo cơ chế ban chỉ huy thống nhất, Bí thư Quận ủy chỉ đạo toàn diện, thống nhất với sự tham gia của cả
hệ thống chính trị; công tác triển khai nhịp nhàng, đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm…
Q.7 kiểm soát dịch bệnh theo 3 tiêu chí: quản lý F0 trên địa bàn, tỷ lệ tiêm vắc xin và đánh giá vùng nguy cơ. Ông Tuấn Anh cho biết tỷ lệ tử vong những ngày gần đây giảm, hơn 99% người dân đã được tiêm mũi 1, khoảng 9,5% người dân đã tiêm mũi 2, hơn 4.000 người nước ngoài được tiêm.
Về đánh giá vùng nguy cơ, đánh giá 3 lần để xác định vùng nguy cơ. Đến nay, toàn quận có 747 tổ dân phố; trong đó có 191 tổ dân phố vùng đỏ (chiếm 25,5%), 47 tổ dân phố vùng cam (chiếm 6,3%), 100 tổ dân phố vùng vàng (chiếm 13,4%) và 409 tổ dân phố vùng xanh (chiếm 54,5%). Hiện vùng xanh và vùng vàng không còn F0, quận không có điểm phong tỏa, vùng xanh tăng lên 68%.
Quận 7 tính chuyện mở cửa lại cho kinh doanh đường phố vì Covid-19 tạm yên
|
Hiện Q.7 đã lập trung tâm nghiên cứu mô hình
phát triển kinh tế xã hội giai đoạn bình thường mới. Trong phương án
khôi phục kinh tế, Chủ tịch UBND Q.7 cho biết dự kiến từ 20.9 sẽ hoạt động trở lại đối với mặt hàng kinh doanh thiết yếu và kinh doanh đường phố, điều kiện để mở cửa là tiêm vắc xin 2 mũi, hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ, tuân thủ 5K. Trong thời gian đầu, Q.7 hạn chế thời gian hoạt động từ 6 - 18 giờ hằng ngày, khuyến khích bán hàng online.
“Hộ kinh doanh đạt tiêu chí thì gắn bảng hộ kinh doanh “xanh” hoặc hộ kinh doanh an toàn”, ông Tuấn Anh nói và cho biết việc mở cửa trở lại sẽ thực hiện từng bước, từng ngành nghề theo lộ trình. Tương tự, chợ truyền thống khi hoạt động trở lại cũng phải có phương án cụ thể, đảm bảo phân luồng, có thể hoạt động theo ngày chẵn, ngày lẻ…
Q.7 đang tính phương án mở cửa lại các chợ truyền thống đảm bảo an toàn, xây dựng mô hình kiểu mẫu
|
Về một số đề xuất, ông Tuấn Anh cho biết đặc thù của quận là có Khu chế xuất Tân Thuận với khoảng 45.000
người lao động lưu trú tại 3 phường: Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây và
Bình Thuận. Do đó, Q.7 đề xuất TP.HCM thống nhất chủ trương cho các doanh nghiệp tạm sử dụng (1 - 2 năm, kể từ thời điểm bàn giao đất) các khu đất công do nhà nước quản lý hiện chưa triển khai để đầu tư xây dựng các
khu lưu trú tạm cho công nhân (quy mô 1 tầng, kết cấu tạm và mật độ xây dựng 60%).
Q.7 cũng đề xuất thành phố xem xét miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong năm 2021 và quý 1/2022 để giúp doanh nghiệp và hộ kinh doanh phục hồi
sản xuất kinh doanh. Thành phố tiếp tục hỗ trợ các gói an sinh cho công nhân và người lao động; hỗ trợ các bộ kit test nhanh (3 ngày/lần) cho hộ kinh doanh khi khôi phục hoạt động trong 1 tháng đầu.
Về vắc xin, Q.7 đề nghị bổ sung kịp thời để tiêm cho người nước ngoài, công nhân, người tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và những trường hợp đã đủ thời gian khoảng cách giữa 2 mũi theo khuyến cáo của
Bộ Y tế với số lượng hơn 178.000 liều.
Đồng thời, bổ sung thuốc điều trị, chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân F0; nhân lực có chuyên môn về y tế, máy móc, vật tư, trang thiết bị để vận hành có hiệu quả
bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 1 giai đoạn 2 dự kiến 600 giường.
TP.HCM: Tỷ lệ dương tính ở vùng đỏ, vùng cam giảm còn 2,7%
Chiều 5.9, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM, Phó giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Hữu Hưng cho biết ngày mai (6.9), Sở Y tế sẽ có thông tin chính xác về công tác xét nghiệm tầm soát trên diện rộng, từ đó TP sẽ phân loại lại các vùng nguy cơ.
Theo ông Hưng, đến chiều nay (5.9), 22 địa phương tại TP.HCM đã hoàn thành xét nghiệm đợt 1, riêng đợt 2 đã xong 80%.
Tuy nhiên, ông Hưng nêu theo đánh giá sơ bộ, tỷ lệ dương tính Covid-19 ở "vùng xanh" và "vùng cận xanh" là 0,8%, "vùng vàng" là 1,5%; riêng "vùng đỏ" và "vùng cam" qua test nhanh, thì tỷ lệ dương tính đợt 1 là 3,6% so với mẫu xét nghiệm được lấy và đợt 2 là khoảng 2,7%.
Đội mưa xếp hàng chờ tiêm vắc xin Sinopharm mũi 2 ngừa Covid-19
|
Về tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM, Phó ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết, trong đợt dịch thứ 4, bắt đầu từ ngày 27.4 đến tối 4.9, TP.HCM có tổng cộng 245.707 trường hợp nhiễm Covid-19 được Bộ Y tế công bố, bao gồm 245.247 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, số còn lại là trường hợp nhập cảnh.
Hiện đang điều trị 42.863 bệnh nhân, trong đó: có 2.969 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.789 bệnh nhân nặng đang thở máy và 22 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Tổng số xuất viện cộng dồn từ 1.1.2021 đến 4.9 là 125.481 ca. Tổng số tử vong cộng dồn từ 1.1.2021 đến 4.9 là khoảng 10.452 ca.
Về chiến dịch tiêm vắc xin tại TP.HCM, tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm đến ngày 4.9 là 6.444.82. Trong đó tổng số mũi 1 là 5.992.514, mũi 2 là 452.312, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 695.513 người.
Tai nạn giao thông giảm sâu dịp 2.9 do giãn cách xã hội
Chiều 5.9, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, trong 4 ngày nghỉ (2 - 5.9), cả nước xảy ra 57 vụ
tai nạn giao thông, làm chết 24 người, bị thương 39 người. So với 4 ngày cùng kỳ năm 2020, các tiêu chí về số vụ, số người chết và người bị thương lần lượt giảm 53,6%, 56,3% và 62,5%.
Tất cả các tai nạn đều xảy ra trên đường bộ. Hoạt động giao thông trên các tuyến giao thông bình thường, không xảy ra ùn tắc giao thông và đua xe trái phép.
Tai nạn giao thông giảm sâu dịp 2.9 do giãn cách xã hội chống Covid-19
|
Lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 10.886 trường hợp vi phạm (giảm 39,1% so với cùng kỳ); phạt tiền 7,413 tỉ đồng; tạm giữ 51 ô tô, 1.388 xe máy; tước 511 bằng lái. Trong số này, 244 tài xế vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt.
Chỉ tính riêng trên các tuyến cao tốc thuộc Cục CSGT tuần tra kiểm soát, đã phát hiện 14 trường hợp vi phạm, phạt tiền 86 triệu đồng, tước giấy phép lái xe đối với 14 người, gửi thông báo vi phạm 151 trường hợp.
Trong thời gian tới, lực lượng CSGT toàn quốc tiếp tục tăng cường phối hợp, kiểm tra nắm tình hình việc thực hiện quy trình tác nghiệp của ngành đường sắt. Giám sát chặt chẽ, không để người nhảy tàu từ vùng dịch về quê làm mất trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hôi.
Đà Nẵng nới phong tỏa, vừa chốt chặn vừa kiểm soát giấy đi đường
Ngày 5.9.2021 là ngày đầu tiên TP.Đà Nẵng thực hiện nới phong tỏa theo khu vực, lực lượng chức năng vừa chốt chặn nhưng giảm mật độ, thay vào đó tăng cường tuần tra kiểm soát giấy đi đường để phòng Covid-19.
Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.Đà Nẵng, nếu trước đây kiểm tra tất cả mọi người qua chốt kiểm soát, thì nay giảm các chốt bởi nhiều người cố tình vượt chốt đã nắm được vị trí, tìm đường tránh, thay vào đó tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm tra bất ngờ.
Ghi nhận thực tế, trong ngày 5.9, một số người lưu thông chưa kịp đổi giấy đi đường theo QR Code mới được cảnh sát giao thông nhắc nhở, tuy nhiên lực lượng tuần tra vẫn căn cứ giấy đi đường cũ và giấy tờ tùy thân để xác định trường hợp được hay không được phép ra đường.
Đà Nẵng nới phong tỏa, vừa chốt chặn vừa kiểm soát giấy đi đường
|
Các trường hợp vi phạm vẫn bị xử lý nghiêm, các tổ tuần tra cũng thông báo, trao đổi nghiệp vụ để giám sát trên đường với những trường hợp cần bổ sung giấy tờ, để đảm bảo người và phương tiện lưu thông đúng mục đích.
Sở TT-TT TP.Đà Nẵng cho biết đã có hướng dẫn sử dụng ứng dụng quản lý, cấp giấy đi đường QR Code gửi các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp.
Ứng dụng quản lý, cấp giấy đi đường QR Code bao gồm 2 phân hệ chính, gồm: ứng dụng web (giaydiduong.danang.gov.vn) để đăng ký, cấp giấy đi đường QR Code; ứng dụng trên điện thoại di động (eTicket-DaNang - đã sử dụng rộng rãi quét QR Code tại các chốt ra vào thành phố, các cơ quan, chợ...) để kiểm tra, kiểm soát.
Đáng chú ý, Sở TT-TT Đà Nẵng lưu ý về việc cấp thẻ cho những trường hợp ở thời điểm đăng ký là vùng xanh nhưng sau đó khu vực nơi ở lại chuyến sang vùng đỏ thì “lập tức thu hồi giấy, hủy giấy đã cấp (chức năng trên ứng dụng)". Đồng thời, Sở này yêu cầu người được cấp giấy trước đó "không được di chuyển khỏi vùng đỏ, không tham gia giao thông”.
Người Quảng Trị trong bệnh viện dã chiến ở Bình Dương
Tại khu A Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 số 3 đặt tại khuôn viên
Trường Đại học Việt Đức (ở P.Thới Hòa, TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương) những ngày này, có những người con xứ Quảng Trị đang dành hết tâm sức chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Bình Dương là địa phương có số lượng ca nhiễm Covid-19 cao thứ hai cả nước, nhu cầu về nhân lực tham gia phòng chống dịch rất cấp thiết. Để cùng chung tay chống dịch, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân, tỉnh Quảng Trị đã cử đoàn nhân viên y tế thứ hai vào tâm dịch Bình Dương sau khi đoàn thứ nhất hoàn thành nhiệm vụ.
Bệnh viện dã chiến số 3 tỉnh Bình Dương được đặt tại khuôn viên Trường Đại học Việt Đức có quy mô 3.000 giường bệnh. Đoàn y tế Quảng Trị phụ trách điều trị khu A với số lượng bệnh nhân dao động khoảng 1.000 người.
Đoàn số hai gồm 32 cán bộ y tế của Quảng Trị bắt đầu vào thực hiện nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến số 3 tỉnh Bình Dương từ ngày 31.8. Tại đây, các bác sĩ, điều dưỡng làm việc liên tục trong khoảng thời gian cả ngày và đêm. Trong bộ đồ bảo hộ trùm kín, công việc lấy mẫu xét nghiệm, hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, được các bác sỹ, nhân viên y tế thực hiện theo đúng quy trình.
Người Quảng Trị trong bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 ở Bình Dương
|
Không người nhà bên cạnh, mọi sinh hoạt của bệnh nhân đều cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ y tế, chính vì vậy các bác sĩ, điều dưỡng có rất ít thời gian để nghỉ ngơi.
Không gian sinh hoạt của các bác sĩ, nhân viên y tế được bố trí ở khu vực phù hợp với việc kịp thời tiếp nhận điều trị bệnh nhân. Thông qua màn hình camera kết nối các buồng bệnh, các nhân viên y tế theo dõi, can thiệp và hỗ trợ cho bệnh nhân kịp thời.
Đương đầu với Covid-19, dù vất vả, có lúc kiệt sức, nhưng những nhân viên y tế Quảng Trị dù đa phần tuổi đời còn rất trẻ nhưng vẫn đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chia sẻ khó khăn với Bình Dương. Với họ, đó là một phần của tuổi trẻ, một trải nghiệm đáng quý mà không phải ai cũng có được.
Phân bổ thêm 500.000 liều vắc xin Sinopharm cho Đồng Nai
Sáng 5.9, trả lời PV
Thanh Niên, bác sĩ Nguyễn Hữu Tài, Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết Bộ Y tế đã đồng ý phân bổ thêm cho
Đồng Nai 500.000 liều vắc xin Sinopharm.
“Dự kiến ngày mai 6.9, Đồng Nai sẽ tiếp nhận số vắc xin này. Hiện chúng tôi đang lên kế hoạch phân bổ”, bác sĩ Tài nói. Theo bác sĩ Tài, số vắc xin Sinopharm mới này Đồng Nai sẽ tiêm mũi 1 cho người dân khu vực vùng đỏ, công nhân các khu công nghiệp và khu nhà trọ.
Trước đó, ngày 4.9, Đồng Nai đã gửi văn bản hỏa tốc cho Bộ Y tế xin phân bổ thêm 3 triệu liều vắc xin phòng
Covid-19, trong đó gồm hơn 1,5 triệu liều gồm các loại Moderna, Pfizer, AstraZeneca, Sinopharm để tiêm mũi 2 trong khoảng thời gian từ 10 - 30.9.
Bộ Y tế phân bổ thêm 500.000 liều vắc xin Sinopharm ngừa Covid-19 cho Đồng Nai
|
Theo Sở Y tế Đồng Nai, tỉnh này hiện có hơn 3,7 triệu người sinh sống, trong đó gần 2,4 triệu người trên 18 tuổi cần tiêm vắc xin. Để phủ vắc xin cho toàn tỉnh, cần khoảng 4,4 triệu liều. Tính đến nay, Bộ Y tế đã phân bổ 8 đợt vắc xin phòng
Covid-19 cho Đồng Nai với tổng số gần 1,4 triệu liều, cần thêm 3 triệu liều nữa.
Trong khi đó,
Đồng Nai đang là địa phương có dịch diễn biến phức tạp, số ca nhiễm Covid-19 đứng thứ 3 cả nước (sau TP.HCM, Bình Dương). Dù đã áp dụng quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch nhưng với chủng Delta siêu lây nhiễm, mỗi ngày Đồng Nai có từ 400 - 1.000 ca mắc mới.
Hiện Đồng Nai đang xuất hiện nhiều ổ dịch ở các doanh nghiệp lớn, có
hàng chục ngàn công nhân như Changshin, Taekwang Vina, Pouchen… và tại các khu phòng trọ có đông công nhân.
Với việc được phân bổ thêm 500.000 liều vắc xin Sinopharm, hiện Đồng Nai có tổng cộng 1 triệu liều Sinopharm (500.000 liều từ TP.HCM hỗ trợ).
"Chú cuội" cưỡi xe điện vác loa khắp xóm gọi bà con nhận quà ngày dịch
Đã gần 3 tháng qua, người dân ở khu chung cư Ấn Quang (P.9, Q.10, TP.HCM) đã quen thuộc với hình ảnh ông Lê Thế Nhân, 44 tuổi - có vóc dáng nhỏ bé, băng băng qua từng dãy nhà trên
chiếc xe điện hai bánh. Trên tay là chiếc loa liên tục phát ra thông báo ấm lòng: mời bà con xuống nhận nhu yếu phẩm ngày dịch.
'Chú cuội' cưỡi xe điện vác loa khắp xóm gọi bà con nhận quà ngày dịch
|
Khi chưa có dịch
Covid-19, hai vợ chồng ông Nhân là chủ quán chè mâm nổi tiếng trên đường Sư Vạn Hạnh. Sau hàng chục năm điều hành quán chè đắt khách, ông nhường lại công việc cho vợ quản lý, còn bản thân dành nhiều thời gian cho công việc thiện nguyện.
Chiều 4.9, ông Nhân tiếp tục phát
hàng trăm phần rau củ quả cho bà con lô D, chung cư Ấn Quang. Ông liên tục nhắc nhở người dân đảm bảo giãn cách, tuân thủ quy định 5K để hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh. Việc làm của ông Nhân không chỉ được bà con yêu mến mà chính quyền địa phương cũng đánh giá cao sự nhiệt tình, tận tâm mà ông Nhân đóng góp.
Ông Nhân là một tình nguyện viên tận tâm, nhiệt tình hỗ trợ đời sống bà con trong những ngày khó khăn vì Covid-19 ở phường 9, quận 10, TP.HCM
|
Từ ngày đi làm
công tác thiện nguyện, ông Nhân sụt 7kg, nhưng ông lại thấy người khoan khoái, nhẹ nhõm hẳn. Dịch bệnh không sợ hiểm nguy, mà làm ngày đêm cũng không thấy mệt.
Chiều 4.9, ông Nhân tiếp tục phát hàng trăm phần rau củ quả cho mọi người
|
Khu chung cư Ấn Quang từng là một trong những khu vực sớm bị phong tỏa do có nhiều ca F0 lây nhiễm. Ông Nhân cùng bạn bè đã sớm lên kế hoạch làm nhiều việc để hỗ trợ cho bà con hàng xóm đang gặp khó khăn.
Người dân lô D xếp hàng giữ khoảng cách 2 mét khi nhận nhu yếu phẩm
|
Dịch bệnh chẳng chừa một ai, nhiều đồng đội của ông Nhân sau một vài lần đồng hành cũng dương tính với Covid-19. Động lực lớn nhất để ông Nhân duy trì hoạt động này chính là thấu hiểu được sự hy sinh thầm lặng của tuyến đầu chống dịch.
Ông Nhân cùng một người anh em đi phát túi lá xông và thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 cho bà con chung cư Ấn Quang trong một chiều mưa
|
Những ngày tháng 8 âm lịch, ông Nhân nhớ về những chuyến
từ thiện xa nhà, mang lồng đèn, bánh trung thu, tập vở và đủ loại bánh kẹo cho những đứa trẻ nơi quê nghèo. Sau nhiều năm gắn bó, ông Nhân đã in đậm trong tâm trí tụi trẻ với hình ảnh “chú cuội đeo kính”.
Bình luận (0)